Xuân Hòa: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường
Gia đình ông Phạm Văn Khoa, thôn Thanh Bản 1 là một trong những hộ chăn nuôi số lượng gia súc, gia cầm nhiều ở xã Xuân Hòa và cũng chính từ chăn nuôi mà 8 năm nay gia đình ông có cuộc sống khá giả. Ông Khoa cho biết: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi luôn là thách thức đối với nông dân. Bởi chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, đất, làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Ý thức được điều này, ngay từ ngày khởi nghiệp, tôi đặc biệt quan tâm đến khâu vệ sinh môi trường. Chất thải của vật nuôi được phân loại để xử lý riêng, trong đó phân vật nuôi được thu gom bán lại cho các hộ nông dân tận dụng để bón cây, còn lại toàn bộ nước thải, nước tắm, rửa chuồng của vật nuôi được chảy qua hệ thống rãnh kín đưa về các bể biogas xử lý rồi mới xả ra môi trường. Ngoài ra, xung quanh trang trại, gia đình còn trồng các loại cây xanh, tạo không gian xanh thoáng mát. Sau khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, trên 3 tấn lợn các loại bị bệnh phải tiêu hủy, gia đình ông Khoa tập trung đẩy mạnh phát triển những con vật nuôi khác mà từ trước tới giờ gia đình vẫn nuôi rất ổn định như gà, vịt thương phẩm và lấy trứng, chim bồ câu với số lượng gần 10.000 con. Ngoài ra, gia đình ông mạnh dạn đưa bò thương phẩm và bò đực giống vào nuôi với số lượng 20 con. Mặc dù mới nuôi bò nhưng với tính cần cù, chịu khó lại ham tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi bò qua những người chăn nuôi quy mô lớn, ông Khoa nhanh chóng nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò theo hướng an toàn, dự kiến đến tết Nguyên đán sẽ xuất bán. Theo ông Khoa, nếu giá cả ổn định như hiện nay sau khi trừ chi phí mỗi con bò thương phẩm lãi 5 - 7 triệu đồng.
Còn đối với gia đình ông Đỗ Duy Hiền, thôn Phương Tảo 2, sau khi 6 con lợn nái, 40 con lợn thịt bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi, gia đình ông đã tập trung làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bảo đảm sạch sẽ, giảm thiểu tình trạng xả chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh. Đồng thời, chuyển hướng đầu tư từ chăn nuôi lợn sang nuôi trên 200 con ngan. Ông Hiền cho biết: Đến nay gia đình đã xuất bán 2 lứa ngan thương phẩm, hiện đang chuẩn bị tái đàn lợn phục vụ thị trường sau tết Nguyên đán.
Là xã duyên giang, Xuân Hòa có 3km đê sông Trà Lý, đây là điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi của xã phát triển. Hiện toàn xã có 7 trang trại, 63 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ông Hà Văn Cường, Quyền Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã luôn xác định phát triển chăn nuôi gắn với BVMT. Một trong những giải pháp được triển khai thực hiện là xây dựng các hầm biogas nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, các đoàn thể trong xã đẩy mạnh tuyên truyền tới người chăn nuôi những lợi ích của hầm biogas như BVMT quanh khu dân cư, chất thải gia súc sau khi ủ sẽ được dùng để bón cho cây trồng, đặc biệt là giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí mua chất đốt phục vụ đời sống hàng ngày. Qua đó, hầu hết người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô đều tự xây dựng hầm biogas. Xã chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong chăn nuôi. Đồng thời, hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại chất thải chăn nuôi nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Đáng chú ý, việc triển khai mô hình xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa khu vực dân cư được xã quyết tâm thực hiện. Để tạo sự đồng thuận trong nhân dân và triển khai hiệu quả mô hình này, xã đã giao Hội Nông dân và các đoàn thể tiến hành truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh; chỉ đạo các đoàn thể, đoàn viên, hội viên và nhân dân tăng cường công tác vệ sinh môi trường; tổ chức cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm ký cam kết không để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý kịp thời những vi phạm trong thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gắn với BVMT, thời gian tới, xã Xuân Hòa sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn gắn với BVMT; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng cao.
Đức Dũng
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước