Không chủ quan với rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa
Lùn sọc đen do vi-rút gây ra thông qua môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng, do đó có tốc độ lây lan rất nhanh và phát triển trên diện rộng trong một thời gian ngắn ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau nếu không được phòng, trừ, phát hiện kịp thời. Khi bệnh đã xuất hiện, công tác phòng, trừ sẽ rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao, vì vậy phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Bệnh LSĐ xuất hiện lần đầu tại Thái Bình vào vụ mùa năm 2009 với diện tích trên 5.200ha làm cho nhiều diện tích mất trắng về năng suất. Đến vụ xuân năm 2010, diện tích bị nhiễm bệnh lên đến trên 17.700ha. Nhờ phát hiện nhanh, xử lý kịp thời nên công tác ngăn chặn dịch bệnh đạt hiệu quả cao. Vụ mùa năm nay, bệnh LSĐ xuất hiện trở lại rải rác ở một số xã ven biển, trong đó có xã Đông Long (Tiền Hải).
Ông Đỗ Tiến Chút, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Đông Long cho biết: Thời tiết mưa, nắng đan xen những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho rầy lưng trắng phát sinh trên diện rộng ở địa phương. Qua kiểm tra đồng ruộng, HTX đã khuyến cáo bà con tổ chức phun trừ rầy ngay khi mật độ từ 200 - 300 con/m2. Đến nay, 98% diện tích lúa của Đông Long đã được phun trừ. Tuy nhiên, bệnh LSĐ đã xuất hiện rải rác trên một số diện tích không xử lý tốt rơm rạ với biểu hiện cây lúa thấp lùn hơn so với bình thường, lá có màu xanh đậm hơn bình thường, đầu lá bị xoăn hoặc xoăn cả lá như lò xo. Rút kinh nghiệm từ vụ mùa năm 2009, HTX đã khuyến cáo tới bà con phải thường xuyên thăm đồng, nếu phát hiện dấu hiệu bệnh LSĐ cần nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Theo điều tra của Chi cục, trên đồng ruộng, rầy lứa 5 đang gia tăng mật độ từ giữa tháng 7 đến nay, ở một số địa phương, nông dân đã và đang phun thuốc phòng, trừ, tuy nhiên vẫn còn nhiều nông dân chủ quan, lơ là chưa kiểm tra đồng ruộng. Hiện tại, mật độ rầy cám (chủ yếu rầy lưng trắng) nơi cao 700 - 1.500 con/m2, cá biệt 5.000 - 10.000 con/m2. Để bảo vệ an toàn cho lúa mùa, trước hết cần thực hiện tốt công tác phòng, trừ rầy lưng trắng và xử lý hiệu quả cây lúa bị bệnh LSĐ để tránh lây lan. Tiếp đến, phải thực hiện chăm sóc, tưới, tiêu hợp lý, bón phân cân đối, bón tập trung và đúng thời kỳ để lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Các địa phương cần chủ động điều tiết nước trên toàn hệ thống để bảo đảm đủ nước tưới dưỡng cho lúa ở thời kỳ đẻ nhánh.
LSĐ hại lúa là loại bệnh rất nguy hiểm, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng, trừ, phát hiện kịp thời. Vì vậy, nông dân cần nhận biết về các triệu chứng, tác hại của bệnh, áp dụng các biện pháp phòng, chống triệt để theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Nhận biết bệnh lùn sọc đen hại lúa: - Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường - Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá - Gân lá ở mặt sau bị sưng lên, rễ kém phát triển và rất dễ nhổ - Từ giai đoạn làm đòng, cây lúa bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định - Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen - Khi bệnh nặng, cây lúa không trổ bông được hoặc trổ bông không thoát, hạt bị đen. Một số biện pháp kỹ thuật phòng, trừ rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen: - Nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện rầy. Khi kiểm tra phải lội xuống ruộng, rẽ lúa quan sát kỹ phần gốc, nếu thấy mật độ rầy 800 con/m2 (khoảng 20 - 25 con/khóm) trở lên phải phòng, trừ ngay - Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Penalty 40WP, Midan 10WP, Oshin 20WP, Sutin 5EC, Chess 50WG… để phòng, trừ rầy lưng trắng - Khi phát hiện lúa có những biểu hiện khác thường như trên cần tiêu hủy kịp thời và khẩn trương phun thuốc phòng, trừ rầy để hạn chế việc lây lan bệnh lùn sọc đen. |
Lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng