Vũ Thư: Tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều
Địa bàn xã Vũ Vân hiện có 3,8km đê chính (đê quốc gia Hồng Hà II), 5,2km đê bối và 7km đê bao vùng màu.
Ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Vũ Vân cho biết: Với sự hỗ trợ của tỉnh, đến nay, tuyến đê quốc gia trên địa bàn cơ bản được nâng cấp, còn hơn 1km mặt đê xuống cấp, dự kiến sẽ được nâng cấp bằng cách đổ nhựa trong năm nay. Do tác động của dòng chảy trên sông Hồng, kè giáp cống Cù Là (Vũ Vân) bị sạt lở, huyện đã kịp thời tiến hành tu bổ, nâng cấp kè này nhằm bảo vệ tuyến đê bối dân cư. Một trong những khó khăn lớn nhất của Vũ Vân là tuyến đê bao bảo vệ vùng sản xuất cây màu dài 7km trên địa bàn đã xuống cấp nghiêm trọng. Minh chứng rõ nét nhất là kỳ triều cường vào tháng 9/2017, nước dâng đã làm tràn, vỡ 300m đê bao vùng màu, nhấn chìm 125,6ha hoa màu, 21ha thủy sản, 19 ngôi nhà, làm thiệt hại trên 7 tỷ đồng của nhân dân Vũ Vân. Do đó, bước vào mùa mưa bão năm nay, xã xây dựng kế hoạch đào đắp, nâng cấp, tu bổ, nâng độ cao tuyến đê bao vùng màu thêm 50cm, với tổng kinh phí ước tính khoảng 600 triệu đồng. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng xã sẽ trích một phần kinh phí hỗ trợ, ngoài ra, tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp dự kiến từ 80.000 - 100.000 đồng/sào để nâng cấp toàn bộ tuyến đê bao, góp phần bảo vệ sản xuất và bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân. Ngoài ra, công tác hộ đê khi có tình huống xấu xảy ra trong mùa mưa bão cũng được địa phương sẵn sàng với nhân lực, vật tư, phương tiện đã được chủ động chuẩn bị chu đáo.
Không riêng Vũ Vân mà 20 xã duyên giang còn lại của huyện Vũ Thư cũng tích cực, chủ động tu bổ, nâng cấp và tăng cường quản lý hệ thống đê điều mùa mưa bão.
Ông Đinh Vĩnh Thụy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện Vũ Thư cho biết: Vũ Thư là 1 trong 2 địa phương có hệ thống đê điều nhiều nhất tỉnh, với trên 100km đê quốc gia và đê bối dân cư. Do hệ thống đê ngày càng xuống cấp, nhiều công trình đê điều bị hư hỏng nên những năm qua, đặc biệt năm 2017, huyện đã huy động tổng kinh phí 35 tỷ đồng xử lý khẩn cấp khoảng 3km đê Hồng Hà II, 300m đê bối xã Vũ Vân, gia cố hơn 2km thân đê, gần 1,5km mặt đê, xử lý kè Đông Phú và xây dựng điếm gác nước Ngô Xá… góp phần quan trọng bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, do tác động của mưa lũ và một số công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê nên sau mùa mưa bão năm 2017, nhiều tuyến đê trên địa bàn huyện đã xuống cấp, cần đầu tư tu bổ, nâng cấp kịp thời.
Qua rà soát, trước mùa mưa bão năm 2018, huyện Vũ Thư còn 27,5km mặt đê chính đã xuống cấp nghiêm trọng, huyện có 7 công trình đê, kè trọng điểm xung yếu II như: đê Phú Chử, kè Hướng Điền (Việt Hùng), đê Thái Hạc (Việt Thuận), đê, kè Ngoại Lãng (Hiệp Hòa)... Ngoài ra, hệ thống điếm gác nước trên các đê hầu hết đã xuống cấp, nhiều công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê điều diễn ra phức tạp. Những yếu tố bất thuận này, nếu thêm ý thức chủ quan của cấp ủy, chính quyền và người dân thì sẽ khó lường trước hậu quả đối với các tuyến đê khi thiên tai, mưa, bão, lũ ập đến bất ngờ.
Trước thực trạng này, bước vào mùa mưa bão năm nay, huyện đã và đang tranh thủ huy động các nguồn lực, ước tính hàng chục tỷ đồng khẩn trương tiến hành nâng cấp, tu bổ, gia cố các tuyến đê, trong đó ưu tiên triển khai nâng cấp, tu bổ ngay các công trình đê, kè trọng điểm xung yếu. Huyện chỉ đạo các địa phương kiểm tra, rà soát tình trạng đê trên địa bàn, lập kế hoạch, khẩn trương hoàn thành công tác đắp đê, làm kè, xây sửa cống bảo đảm chất lượng và thời gian quy định; rà soát, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Thuận lợi là năm nay, toàn huyện có thêm 32 nhân viên quản lý đê nhân dân, góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Đối với công tác hộ đê trong mùa mưa bão, đến tháng 4/2018, các địa phương trên địa bàn huyện đã hoàn thành công tác chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực hộ đê với 4.576 người ở các vị trí cừ sách, xung kích cơ động, canh coi, giải tỏa; đã dự trữ các loại vật tư, phương tiện chủ yếu phục vụ công tác hộ đê.
Trong tất cả các bước chuẩn bị, huyện nhấn mạnh tinh thần: từ cấp ủy, chính quyền đến mọi người dân không chủ quan, lơ là, mà luôn chủ động bảo vệ an toàn hệ thống đê điều và nâng cao trách nhiệm sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra nhằm bảo vệ an toàn hệ thống đê, từ đó bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê 12.09.2024 | 18:21 PM
- Tăng cường công tác tuần tra, canh gác và xử lý sự cố trên tuyến đê quốc gia 12.09.2024 | 10:20 AM
- Công điện khẩn số 14 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 10.09.2024 | 08:12 AM
- Công điện khẩn số 11/CĐ-PCTT ngày 5/9/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thái Bình điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 05.09.2024 | 19:05 PM
- Công điện khẩn số 03/CĐ-PCTT, hồi 7 giờ 00' ngày 20/7/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 21.07.2024 | 07:47 AM
- Công điện khẩn số 01/CĐ-PCTT, hồi 17 giờ 00' ngày 31/5/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 31.05.2024 | 22:38 PM
- Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 1) 17.07.2023 | 20:11 PM
- Tin dự báo mưa lớn khu vực tỉnh Thái Bình 14.06.2023 | 10:23 AM
- Tin dự báo nắng nóng khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc, Trung Trung Bộ 03.04.2023 | 14:37 PM
- Dự báo bão năm 2023: Chuyên gia thời tiết nói gì? 23.01.2023 | 12:22 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025