Thứ 2, 23/12/2024, 13:59[GMT+7]

Những thách thức với cán cân thanh toán 2013

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:54:15
1,349 lượt xem
Sau 5 năm, thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam mới đạt đỉnh 10 tỷ USD, một kết quả tích cực về kinh tế vĩ mô năm 2012, qua đó, tạo cơ sở kỳ vọng cho năm 2013.

Cán cân thanh toán tổng thể từ năm 2004 đến nay (tỷ USD) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trong tứ giác mục tiêu (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thặng dư cán cân thanh toán, thất nghiệp ít), cán cân thanh toán là đỉnh quan trọng. Năm 2012, nội dung quan trọng của cân đối kinh tế vĩ mô này đạt kết quả tích cực nhưng trong năm 2013 có nhiều thách thức.

 

Theo trang web của Ngân hàng Nhà nước, trong buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Namon>, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, cán cân tổng thể năm 2012 ước đạt thặng dư 10 tỷ USD.

 

Trước đây, cán cân tổng thể đạt thặng dư kỷ lục vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Namon> gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhưng sau đó, thặng dư cán cân thanh toán giảm mạnh vào năm 2008, khi CPI lên mức cao nhất kể từ năm 1992, cộng với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Cán cân tổng thể thâm hụt kỷ lục vào năm 2009. Đến năm 2011, cán cân tổng thể mới thặng dư trở lại với 2,5 tỷ USD. Mức thặng dư năm 2012 cao hơn nhiều so với các dự báo từ đầu năm cho tới gần đây. Đầu năm, Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư khoảng 3 tỷ USD.

 

Cán cân tổng thể thặng dư do nhiều yếu tố.

 

Đầu tiên, cán cân vãng lai cũng thặng dư khá. Cán cân vãng lai có 4 nội dung là cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư và cán cân chuyển tiền. Trong đó, cán cân thương mại và cán cân chuyển tiền đạt thặng dư.

 

Cán cân thương mại bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Nếu tính xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF, các năm trước, Việt Nam nhập siêu khá lớn (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 :18 tỷ USD, năm 2009  là 12,9 tỷ USD, năm 2010  là 12,6 tỷ USD, năm 2011 : 9,8 tỷ USD) nhưng năm 2012  đã xuất siêu 284 triệu USD.

 

Nhưng nếu xuất nhập khẩu đều tính theo giá FOB (giá CIF cao hơn giá FOB bình quân khoảng 8%), mức xuất siêu lớn hơn nhiều và cán cân thương mại thặng dư khoảng 9,4 tỷ USD.

 

Nguồn thu chuyển tiền cũng thặng dư khá, nhờ lượng kiều hối cả năm có thể đạt gần 10 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, cán cân dịch vụ và cán cân thu nhập đầu tư thâm hụt. Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu dịch vụ năm 2012 ước 3,1 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch xuất siêu 4,7 tỷ USD, dịch vụ vận tải nhập siêu 6,6 tỷ USD, các dịch vụ khác nhập siêu 1,2 tỷ USD).

 

Thứ hai, cán cân vốn đạt thặng dư, gồm 6 khoản (đầu tư trực tiếp, vay trung, dài hạn, vay ngắn hạn, đầu tư vào giấy tờ có giá, tiền và tiền gửi, tài sản khác). Trong số đó, 5 khoản đầu đạt thặng dư. Đầu tư trực tiếp đạt thặng dư lớn nhất nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá (12,2 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay), so với đầu tư trực tiếp của Việt Namon> ra nước ngoài (ước 1,2 tỷ USD).

 

Vay trung, dài hạn sau khi trừ đi phần trả nợ gốc, cũng đạt thặng dư. Vay ngắn hạn, sau khi trừ đi phần trả nợ gốc, cũng đạt thặng dư. Đầu tư vào giấy tờ có giá của nước ngoài, sau khi trừ đi phần đầu tư của Việt Namon> ra nước ngoài, cũng đạt thặng dư.

 

Cán cân tổng thể đạt thặng dư lớn đã góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần làm tăng sức mạnh tài chính quốc gia. Nhờ vậy, mặc dù Ngân hàng Nhà nước cung ứng ra thị trường một lượng lớn nội tệ để mua ngoại tệ (tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức khá cao) nhưng không gây áp lực lạm phát, mà trái lại lạm phát năm nay thấp hơn nhiều so với năm trước, vừa góp phần chống "đô la hoá".

 

Tỷ giá giảm trong nhiều tháng, tính chung cuối năm 2012 giảm 0,96% so với cuối năm trước, góp phần giảm áp lực tâm lý kỳ vọng lạm phát, vừa không làm khuếch đại lạm phát trong nước.

 

Cán cân tổng thể thặng dư là kết quả nổi bật trong năm 2012, tạo cơ sở kỳ vọng cho năm 2013. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chưa vững chắc.

 

Năm 2012, một số khoản cấu thành trong cán cân thanh toán vẫn thâm hụt như cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư, cán cân tài sản khác. Bên cạnh đó, một số khoản năm 2012 có thặng dư lớn nhưng có thể sang năm 2013 sẽ không đạt được như vậy, thậm chí có thể thâm hụt.  Trong đó, một số điểm rất đáng lưu ý. Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2012 xuất siêu nhưng theo kế hoạch năm 2013 lại nhập siêu do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn nhiều so với nhập khẩu.

 

Về xuất nhập khẩu dịch vụ, Việt Namon> vẫn nhập siêu lớn do thâm hụt thương mại về dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo  hiểm… và dù có xuất siêu về dịch vụ du lịch nhưng cũng không bù đắp được.

 

Về vay và trả nợ gốc, kể cả trung dài hạn và ngắn hạn, hiện tại có thặng dư, nhưng có một số điểm cần lưu ý. Thứ nhất, Việt Nam có tỷ lệ nợ nước ngoài không cao nhưng phần trả nợ gốc đã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vay mới (khoảng 80%), tức là vay mới nếu trừ đi trả nợ gốc chỉ còn 20% được sử dụng, có nghĩa thặng dư trong cân đối vay và trả nợ sẽ không còn lớn. Thứ hai, khi Việt Namon> chuyển sang nước có thu nhập trung bình, ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn sẽ giảm. Thứ ba, hiệu quả đầu tư có tầm quan trọng trong sử dụng nợ nhưng chưa cải thiện nhiều.

Theo chinhphu.vn

 

  • Từ khóa