Lo điều chỉnh giá sẽ ảnh hưởng lạm phát
Báo cáo kết quả tổng hợp điều tra về xu hướng kinh doanh của tổ chức tín dụng (TCTD) vừa công bố cho thấy “điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý” được các TCTD đánh giá là nguyên nhân quan trọng nhất tác động tới diễn biến lạm phát năm 2013; các nguyên nhân xếp sau là: “thay đổi chính sách tiền tệ”, “thay đổi chính sách tài khóa”…
Như vậy, theo các TCTD, nỗ lực kiềm chế lạm phát trong năm 2013 phụ thuộc lớn vào việc ổn định giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Kiềm chế lạm phát thực sự là một thách thức lớn, đặc biệt trước bối cảnh Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 với việc đề ra mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng CPI chỉ khoảng 6%-6,5% trong năm 2013 (thấp hơn tốc độ tăng CPI là 6,81% trong năm 2012) trong khi mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2013 cao hơn số thực hiện năm 2012 (5,5% so với 5,03%)
Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng ghi nhận 89% TCTD kỳ vọng CPI năm 2013 sẽ tăng ở mức một con số; trong đó, mức tăng được kỳ vọng nhiều nhất là từ 5% đến dưới 10% (gần 70% TCTD lựa chọn).
Với kỳ vọng đó, các TCTD tin tưởng sẽ tạo động lực cho việc giảm mặt bằng lãi suất của cả huy động vốn và cho vay tiền đồng. Theo đó, hầu hết TCTD kỳ vọng lãi suất huy động vốn và cho vay tiền đồng giảm trong đó mức giảm được kỳ vọng nhiều nhất là không quá 2% (gần 70% TCTD lựa chọn).
Đồng thời, Vụ Dự báo và Thống kê tiền tệ cũng cho rằng các TCTD đã thận trọng hơn khi đánh giá về môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế năm 2013. Theo đó, chỉ có 17% TCTD cho rằng môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế tác động thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của họ trong 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, các TCTD cũng kỳ vọng tình hình sẽ được cải thiện hơn nếu nhìn vào cả năm 2013 so với năm 2012 (36% TCTD cho rằng môi trường kinh tế chung sẽ tác động thuận lợi hơn đối với hoạt động kinh doanh của họ).
Những thận trọng trên có cơ sở là trong tháng 12-2012 khi nhìn lại thực trạng 6 tháng cuối năm 2012, 60% TCTD nhận định lại rằng môi trường kinh doanh chung đã ảnh hưởng tiêu cực và rất tiêu cực đến việc kinh doanh của họ, trong khi vào 6 tháng trước đó chỉ 20% TCTD có nhận xét này.
Nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn
Tin cùng chuyên mục
- Vũ Thư: Tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 184% dự toán 11.11.2024 | 17:15 PM
- Cục Thuế tỉnh: Khen thưởng 26 doanh nghiệp có thành tích nộp thuế tiêu biểu 23.10.2024 | 14:58 PM
- Thông báo tuyển dụng 13.09.2024 | 10:36 AM
- Thành phố: Dư nợ cho vay ưu đãi tăng 6,35% 11.07.2024 | 17:11 PM
- Sacombank Thái Bình: Góp sức phát triển kinh tế - xã hội 28.04.2024 | 16:45 PM
- Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Đông Hưng đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 12.01.2024 | 17:06 PM
- Năm 2024 phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.700 nghìn tỷ đồng 27.12.2023 | 19:58 PM
- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới, phát triển, hiệu quả 23.08.2023 | 08:17 AM
- Cảnh báo việc mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo 10.08.2023 | 14:30 PM
- Triển khai hoạt động của quỹ TYM tại xã Hồng Tiến 10.07.2023 | 17:42 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân