Người dân gửi gần 5,5 triệu tỷ đồng tiết kiệm
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã công bố số liệu về tổng phương tiện thanh toán, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2022.
Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán cuối tháng 2 đạt hơn 13,64 triệu tỷ đồng, tăng 1,81% so với cuối năm 2021.
Với tiền gửi tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế vào cuối tháng 2 đạt hơn 5,63 triệu tỷ đồng (giảm gần 9.000 tỷ đồng với cuối năm 2021).
Còn tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 2/2022 đạt mức 5,46 triệu tỷ đồng (tăng gần 160.000 tỷ so với cuối năm 2021). Như vậy, mức tăng tiền gửi của dân cư trong các tổ chức tín dụng của 2 tháng đầu năm nay còn lớn hơn mức tăng trong cả năm 2021 (chỉ hơn 158.600 tỷ đồng).
Tính đến cuối tháng 2/2022, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt 5,46 triệu tỷ đồng - tăng gần 160.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021.
Việc các ngân hàng liên tiếp tăng lãi suất huy động từ đầu năm đến nay được cho là một trong những nguyên nhân khiến người dân gửi nhiều tiền tiết kiệm hơn. Báo cáo từ Phòng Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (EVS) cho thấy lãi suất huy động đã nhích lên đáng kể so với mặt bằng chung năm 2021 với mức trung bình từ 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6-12 tháng; từ 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 13-24 tháng.
Xét về mức lãi suất huy động cao nhất tại mỗi ngân hàng, Techcombank đang dẫn đầu với 7,8%/năm. Tiếp sau đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với 7,6%/năm, NamABank 7,4%/năm. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), MSB hay VietCapitalBank cũng có mức lãi suất cao nhất từ 7-7,1%/năm... Tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này tại một số ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng điều kiện gửi tiền từ vài trăm tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra thị trường chứng khoán, liên tục trồi sụt cũng như giảm mạnh trong thời gian qua cũng được cho là lý do khiến nhà đầu tư kém mặn mà với kênh đầu tư này và quay trở lại với kênh gửi tiết kiệm. Thống kê cho thấy, VN-Index đã giảm khoảng 120 điểm trong nửa tháng qua.
Cùng với đó, các cơn sốt đất kết hợp việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng cũng khiến dòng tiền chảy vào bất động sản bị ảnh hưởng.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh: Kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm tại một số ngân hàng 30.12.2024 | 18:44 PM
- Vũ Thư: Tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 184% dự toán 11.11.2024 | 17:15 PM
- Cục Thuế tỉnh: Khen thưởng 26 doanh nghiệp có thành tích nộp thuế tiêu biểu 23.10.2024 | 14:58 PM
- Thông báo tuyển dụng 13.09.2024 | 10:36 AM
- Thành phố: Dư nợ cho vay ưu đãi tăng 6,35% 11.07.2024 | 17:11 PM
- Sacombank Thái Bình: Góp sức phát triển kinh tế - xã hội 28.04.2024 | 16:45 PM
- Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Đông Hưng đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 12.01.2024 | 17:06 PM
- Năm 2024 phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.700 nghìn tỷ đồng 27.12.2023 | 19:58 PM
- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới, phát triển, hiệu quả 23.08.2023 | 08:17 AM
- Triển khai hoạt động của quỹ TYM tại xã Hồng Tiến 10.07.2023 | 17:42 PM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025