Thứ 3, 23/07/2024, 06:18[GMT+7]

Chi hơn 7.600 tỷ đồng tạm trữ lúa gạo

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:58:06
595 lượt xem
Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết từ ngày 20/2 đến hết ngày 31/3, các doanh nghiệp đã hoàn thành mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, đạt 100% kế hoạch. Các ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay mua tạm trữ đạt 7.612 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, dư nợ các khoản vay đến thời điểm 31/3 là 7.571 tỷ đồng.

Họp báo về kết quả mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2012-2013, ngày 14/5, do Bộ NNPTNT tổ chức.

Tại cuộc họp báo về kết quả mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2012-2011 ngày 14/5, đại diện Bộ Tài chính cho biết với giá thành sản xuất lúa bình quân toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vụ Đông Xuân 2012-2013 là 3.616đ/kg thì chênh lệch giữa giá thu mua và giá đánh giá là 38-46%. Tuy nhiên phần chênh lệch này không phải hoàn toàn người sản xuất lúa được hưởng và ở các địa phương mức chênh lệch này cũng không như nhau vì  tỷ lệ lúa gạo mà doanh nghiệp thu mua trực tiếp của nông dân còn thấp cũng như đặc thù của mỗi địa phương là không giống nhau.

 

Chẳng hạn ở Kiên Giang, giá mua lúa loại thường mà các doanh nghiệp mua cao hơn từ 700-1.400 đồng/kg so với giá mua tối thiểu UBND tỉnh quy định (không dưới 4.500 đồng/kg). Còn tại Hậu Giang, giá mua lúa thấp hơn so với các địa phương khác nhưng người sản xuất vẫn được lãi 30%.

 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám khẳng định chủ trương về điều hành thu mua tạm trữa vụ Đông Xuân vừa qua là biện pháp rất kịp thời và hiệu quả của Chính phủ và đảm bảo cho người nông dân có lãi. Tuy nhiên do điều kiện sản xuất và điều kiện khác nên kỳ vọng người nông dân sẽ có lãi 30% vẫn còn nhiều nơi không đạt được.

 

Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT cùng với các bộ, ngành đang bàn bạc và tham mưu với Chính phủ để có thể đưa ra quy chế thu mua tạm trữ và thu mua lúa gạo, tập trung vào việc làm cho nông dân có lợi, đồng thời tác động điều tiết tốt thị trường, tạo điều kiện xuất khẩu và tiêu thụ gạo.

Nguồn chinhphu.vn

  • Từ khóa