Ngành ngân hàng Thái Bình: 72 năm xây dựng và phát triển
Nhiều kết quả nổi bật
Bám sát định hướng của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mạng lưới hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thái Bình không ngừng mở rộng và phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn có 27 chi nhánh ngân hàng, 85 quỹ tín dụng nhân dân và 1 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô hoạt động, với 536 điểm giao dịch của tổ chức tín dụng (TCTD), trải rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và nhân dân. Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống Ngân hàng Thái Bình vẫn tăng trưởng ổn định cả về nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng nền kinh tế. Đến ngày 31/3/2023, tổng nguồn vốn huy động toàn ngành đạt 111.720 tỷ đồng, tăng 6,9% so với thời điểm 31/12/2022, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2018-2022 đạt gần 15%/năm; dư nợ cho vay đạt 86.478 tỷ đồng, tăng 0,3% so với thời điểm 31/12/2022, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2018-2022 đạt 14,5%/năm; nợ xấu kiểm soát ở mức thấp, chiếm 0,78% tổng dư nợ cho vay. Nhiều chương trình tín dụng đang được toàn ngành tích cực triển khai như: cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (tổng dư nợ 31.672 tỷ đồng, với trên 103 ngàn khách hàng đang vay vốn, chiếm 36,6% tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn), cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (dư nợ 705 tỷ đồng), cho vay nước sạch nông thôn của các TCTD và NHCSXH (dư nợ 1.485 tỷ đồng), cho vay tín dụng chính sách (tổng dư nợ 3.868 tỷ đồng với 91.676 khách hàng đang vay vốn)... Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư thực hiện các mục tiêu, chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Một trong những kết quả nổi bật nữa trong 72 năm xây dựng và phát triển của ngành ngân hàng Thái Bình đó là các TCTD trong toàn ngành còn chú trọng đổi mới cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tập trung hiện đại hóa công nghệ, đưa các chương trình thanh toán hiện đại vào hoạt động, từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế địa phương. Đến cuối tháng 3/2023, các TCTD trên địa bàn đã lắp đặt 196 máy ATM, 1.041 thiết bị chấp nhận thẻ POS, mở trên 1,5 triệu tài khoản, phát hành trên 1,8 triệu thẻ thanh toán các loại phục vụ nhu cầu thanh toán, rút tiền của cán bộ và nhân dân; thực hiện trả lương qua tài khoản cho 1.954 cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn (trong đó có 1.426 cơ quan hành chính sự nghiệp) với gần 176 ngàn lao động nhận lương qua tài khoản. Giai đoạn 2018-2022, tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng đạt 5.923.030 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22%/năm, trong đó TTKDTM chiếm 78%.
Hoạt động giao dịch ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thái Thụy.
Tích cực đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng
Trong suốt chặng đường 72 năm xây dựng và phát triển, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được các TCTD trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện đó là triển khai các giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và hộ sản xuất phát triển sản xuất kinh doanh. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng Thái Bình đã vào cuộc tích cực để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Hiện tại, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang tích cực giảm lãi suất cho vay các thành phần kinh tế (lãi suất đã giảm từ 0,5-1% so với đầu năm), tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho khách hàng vay vốn; đến hết tháng 3/2023, đã hỗ trợ lãi suất cho 11 doanh nghiệp, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt gần 560 tỷ đồng, dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt gần 262 tỷ đồng, số tiền được hỗ trợ lãi suất gần 2,5 tỷ đồng, tập trung triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng…
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh cũng thực hiện cho vay các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội với tổng số tiền thực hiện đến hết tháng 3/2023 đạt gần 213 tỷ đồng, đạt 78,54% kế hoạch; trong đó cho vay giải quyết việc làm đạt gần 140 tỷ đồng, cho vay nhà ở xã hội đạt hơn 63 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học trực tuyến đạt gần 9 tỷ đồng và cho vay cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đạt 755 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay cho khách hàng theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP với tổng số hộ được hỗ trợ của năm 2022 là 36.616 hộ, số tiền lãi được hỗ trợ hơn 11 tỷ đồng.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã giúp Công ty TNHH Thương mại dệt may An Nam (Cụm công nghiệp Tây An, huyện Tiền Hải) phát triển quy mô sản xuất, tạo việc làm cho 250 lao động ở địa phương.
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Ngân hàng Thái Bình đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, NHNN Việt Nam và tỉnh Thái Bình tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, đặc biệt NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2015 và nhiều cờ thi đua, bằng khen của Chính phủ, của UBND tỉnh, của Thống đốc NHNN Việt Nam, các cấp, các ngành trao tặng.
Tự hào, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử 72 năm thành lập, xây dựng, đổi mới, phát triển và hội nhập của ngành ngân hàng Thái Bình, trong thời gian tới, ngành ngân hàng Thái Bình tiếp tục bám sát định hướng, mục tiêu của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để triển khai đầy đủ, kịp thời cơ chế chính sách; đẩy mạnh huy động vốn, tăng cường đầu tư vốn cho nền kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, chuyển đổi số, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động; nâng cao năng lực quản trị, điều hành; tăng cường công tác thanh toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ; tăng cường quản lý, đào tạo cán bộ, nhân viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lề lối làm việc... Toàn ngành ngân hàng quyết tâm đổi mới, sáng tạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được NHNN Việt Nam; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao, góp phần tích cực cùng các cấp, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX.
Phan Thị Tuyết Trinh
(Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Vũ Thư: Tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 184% dự toán 11.11.2024 | 17:15 PM
- Cục Thuế tỉnh: Khen thưởng 26 doanh nghiệp có thành tích nộp thuế tiêu biểu 23.10.2024 | 14:58 PM
- Thông báo tuyển dụng 13.09.2024 | 10:36 AM
- Thành phố: Dư nợ cho vay ưu đãi tăng 6,35% 11.07.2024 | 17:11 PM
- Sacombank Thái Bình: Góp sức phát triển kinh tế - xã hội 28.04.2024 | 16:45 PM
- Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Đông Hưng đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 12.01.2024 | 17:06 PM
- Năm 2024 phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.700 nghìn tỷ đồng 27.12.2023 | 19:58 PM
- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới, phát triển, hiệu quả 23.08.2023 | 08:17 AM
- Cảnh báo việc mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo 10.08.2023 | 14:30 PM
- Triển khai hoạt động của quỹ TYM tại xã Hồng Tiến 10.07.2023 | 17:42 PM
Xem tin theo ngày
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng