Hỗ trợ Việt Nam 2,2 triệu USD để phát triển ngành ngân hàng
Chiều 1/10, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ký kết hiệp định viện trợ cho khoản tài trợ không hoàn lại trị giá 2,2 triệu USD do Chính phủ Thụy Sỹ cung cấp để thực hiện dự án “Việt Nam: Tăng cường Sự lành mạnh và Phát triển của ngành Ngân hàng”.
Dự án nhằm tăng cường sự lành mạnh và khả năng chống chịu của ngành ngân hàng thông qua việc nâng cao năng lực của NHNN trong việc giải quyết các hạn chế về mặt cấu trúc trong hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các cải cách đã được đặt ra trong Kế hoạch Tái cơ cấu Ngân hàng giai đoạn 2016-2020 và Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng 2025.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Là lĩnh vực lớn nhất của hệ thống tài chính của Việt Nam, ngành ngân hàng lành mạnh có tính chất quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia. Qua việc chia sẻ những kinh nghiệm phát triển ngành ngân hàng tốt nhất, chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện thành công các cải cách cơ cấu đã cam kết”.
Thách thức của ngành ngân hàng bao gồm các vấn đề về chất lượng tài sản, mức độ vốn hóa còn yếu và những khó khăn về khuôn khổ pháp lý gây cản trở đầu tư thêm vào ngành. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam có mức chi phí hoạt động cao hơn và phải dự phòng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu. Ngành này đang được cải tổ theo định hướng thị trường, dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc tế, và cơ chế giám sát ổn định tài chính mạnh mẽ hơn.
Ngân hàng Thế giới sẽ hợp tác cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tăng cường khuôn khổ pháp lý cho ngành ngân hàng, đặc biệt là Luật các Tổ chức tín dụng và thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Dự án cũng giúp NHNN dự đoán và chống chịu các cú sốc tốt hơn, nâng cao năng lực giám sát phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ tốt trên thế giới, hỗ trợ phát triển thị trường nợ và nâng cao năng lực cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam để có thể quản lý tốt các khoản nợ xấu.
Khoản tài trợ không hoàn lại này thuộc chương trình 8 triệu USD “Tăng cường Sự lành mạnh và Phát triển của ngành Ngân hàng” do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ và Ngân hàng Thế giới quản lý./.
Theo vov.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh: Kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm tại một số ngân hàng 30.12.2024 | 18:44 PM
- Vũ Thư: Tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 184% dự toán 11.11.2024 | 17:15 PM
- Cục Thuế tỉnh: Khen thưởng 26 doanh nghiệp có thành tích nộp thuế tiêu biểu 23.10.2024 | 14:58 PM
- Thông báo tuyển dụng 13.09.2024 | 10:36 AM
- Thành phố: Dư nợ cho vay ưu đãi tăng 6,35% 11.07.2024 | 17:11 PM
- Sacombank Thái Bình: Góp sức phát triển kinh tế - xã hội 28.04.2024 | 16:45 PM
- Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Đông Hưng đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 12.01.2024 | 17:06 PM
- Năm 2024 phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.700 nghìn tỷ đồng 27.12.2023 | 19:58 PM
- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới, phát triển, hiệu quả 23.08.2023 | 08:17 AM
- Triển khai hoạt động của quỹ TYM tại xã Hồng Tiến 10.07.2023 | 17:42 PM
Xem tin theo ngày
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ