Không khí lạnh gia tăng gây rét trong 10 ngày đầu tháng 11
Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 11/2024, Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Đức Hòa cho biết, trong tháng 11, bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm trên Biển Đông là 1,5 cơn; trung bình nhiều năm đổ bộ vào đất liền là 0,9 cơn). Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tổng lượng mưa tại các khu vực phổ biến cao hơn từ 15-40% so với trung bình nhiều năm; riêng các tỉnh trung du, vùng núi Bắc Bộ, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến ở ngưỡng xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
"Trong thời kỳ này, hoạt động của không khí lạnh tiếp tục gia tăng về tần suất, cường độ đặc biệt trong thời kỳ 10 ngày đầu tháng và có khả năng gây ra đợt rét đầu tiên trong năm 2024. Cùng với đó, khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng (tập trung chủ yếu từ Nam Nghệ An đến Khánh Hòa). Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều ngày có mưa rào, dông, trong đó có ngày có mưa vừa, mưa to", ông Nguyễn Đức Hòa lưu ý.
Chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến cáo, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dông, lốc xoáy trên biển có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông. Mưa lớn, dông mạnh kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.
Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại trước các hình thái thời tiết trên, người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố, khu vực; đồng thời cập nhật thường xuyên thông tin dự báo khí tượng thủy văn mới nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để chủ động ứng phó.
Chính quyền và các đơn vị chức năng cung cấp nhanh, kịp thời thông tin dự báo thiên tai cho người dân; vận động, tuyên truyền cũng như thực hiện lệnh cấm tuyệt đối người dân hoạt động tại các khu vực có nguy cơ rủi ro cao dễ xảy ra dông, lốc, sét, mưa đá... Người dân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn công tác ứng phó, phòng tránh thiên tai của chính quyền địa phương.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 6) 25.10.2024 | 07:43 AM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 6) 24.10.2024 | 21:42 PM
- Tin cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại Thái Bình 19.09.2024 | 14:02 PM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 3) 04.09.2024 | 07:32 AM
- Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn tại Thái Bình 19.05.2024 | 13:03 PM
- Dự báo thời tiết tết Nguyên đán Giáp Thìn khu vực Thái Bình 12.02.2024 | 23:08 PM
- Dự báo thời tiết tết Nguyên đán Giáp Thìn khu vực Thái Bình 09.02.2024 | 13:49 PM
- Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ có nơi dưới 8 độ C 03.01.2024 | 08:29 AM
- Bắc Bộ trưa hửng nắng, nhiệt độ cao nhất 30 độ C 15.12.2023 | 09:36 AM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 5) 20.10.2023 | 08:05 AM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị
- Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật, nghị quyết
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm
- Hội nghị Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh