Miền Bắc rét trong Tết các năm Tỵ
Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, thống kê trong khoảng từ 28 Tết đến mùng 5 Tết các năm Tỵ kể từ năm 1965 đến năm 2013, nhiệt độ trung bình ngày ở thủ đô Hà Nội hầu hết đều dưới 20 độ C - tức là mức rét. Trong đó, năm Đinh Tỵ 1977 là năm rét nhất, trong đó có nhiều ngày rét đậm, rét hại với nhiệt độ trung bình chỉ 13,9 độ C. Tiếp đến là năm Quý Tỵ 2013, nhiệt độ trung bình khoảng 17,3 độ C. Còn các năm Ất Tỵ 1965, Kỷ Tỵ 1989 hay Tân Tỵ 2001, nhiệt độ dao động ở ngưỡng 19-20 độ C.
Ví dụ ở thủ đô Hà Nội. Dự báo trời rét nhất là từ chiều đến đêm mai với nhiệt độ ban ngày giảm xuống 17 độ C, đêm chỉ 14 độ C. Từ 28 Tết nhiệt độ ban ngày tăng dần, đến mùng 2 Tết có thể lên 22 độ C, cảm giác đỡ rét hơn. Tuy nhiên về đêm nhiệt độ lại giảm sâu. Nhất là vào đêm Giao Thừa, nhiệt độ có thể xuống thấp nhất 11 độ C.
Lưu ý từ mùng 3 đến mùng 5 Tết, không khí lạnh suy yếu lệch đông nên trời sẽ không còn nắng, thay vào đó là trạng thái nhiều mây, thậm chí về đêm và sáng còn có mưa nhỏ, mưa phùn đậm không khí xuân.
Lui xuống miền Trung, không khí lạnh cũng gây mưa và giảm nhiệt ở hầu khắp các tỉnh thành. Như tại thành phố Đà Nẵng, dự báo mưa xuất hiện từ chiều mai kéo dài đến mùng 1 Tết. Có mưa nên trời chuyển lạnh, nhiệt độ giảm xuống 20-22 độ C. Về đêm trời rét, chỉ 18-19 độ C. Từ mùng 2 Tết trời mới có nắng ấm trở lại, nhiệt độ ban ngày nhích dần lên 23-24 độ C.
Nơi có thời tiết ổn định nhất cả dịp Tết là Tây Nguyên và Nam Bộ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh nắng xuyên suốt đến mùng 5 Tết. Cường độ nắng không quá gắt, nhiệt độ phổ biến dưới 33 độ C. Riêng về đêm và sáng từ ngày 29 Tết sẽ chuyển lạnh do ảnh hưởng những sóng lạnh khuếch tán xuống. Nhiệt độ giảm còn thấp nhất 20-22 độ C.
Chỉ lưu ý đợt triều cường đầu tháng Giêng ở Nam Bộ. Dự báo khoảng từ mùng 2 đến mùng 4 Tết mực nước ở các trạm Nhà Bè, Phú An ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Cần Thơ và Vĩnh Long phổ biến báo động 1 - báo động 2.
Triều cường sẽ lên cao vào sáng sớm và chiều tối, có thể gây ngập nhẹ ở các vùng trũng thấp, ven sông, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, hiện còn 6 tuyến đường trục chính dễ ngập do triều cường đó là: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn ở quận 7; Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu, Đào Sư Tích thuộc huyện Nhà Bè và quốc lộ 50 ở huyện Bình Chánh.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tin không khí lạnh tăng cường và rét tỉnh Thái Bình 26.12.2024 | 16:37 PM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 6) 25.10.2024 | 07:43 AM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 6) 24.10.2024 | 21:42 PM
- Tin cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại Thái Bình 19.09.2024 | 14:02 PM
- Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 3) 04.09.2024 | 07:32 AM
- Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn tại Thái Bình 19.05.2024 | 13:03 PM
- Dự báo thời tiết tết Nguyên đán Giáp Thìn khu vực Thái Bình 12.02.2024 | 23:08 PM
- Dự báo thời tiết tết Nguyên đán Giáp Thìn khu vực Thái Bình 09.02.2024 | 13:49 PM
- Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ có nơi dưới 8 độ C 03.01.2024 | 08:29 AM
- Bắc Bộ trưa hửng nắng, nhiệt độ cao nhất 30 độ C 15.12.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề
- Biểu dương 25 tập thể, 13 cá nhân điển hình tiên tiến khu vực kinh tế tập thể
- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm
- Quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2025
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
- Khởi công dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong