Kiến Xương: Quyết liệt dập dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm
Lực lượng thú y phun hóa chất tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: Toàn xã hiện có gần 50.000 con gia cầm các loại. Sau khi nhận được thông báo đàn gia cầm của hộ ông Hoàng Văn Huế (thôn Hương Ngải) và ông Nguyễn Văn Sinh (thôn Đoàn Kết) có biểu hiện bỏ ăn, ốm, chết bất thường không rõ nguyên nhân, địa phương đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, xác minh thông tin, báo cáo với các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh về lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, đồng thời tiến hành tiêu hủy số gia cầm chết theo quy định. Sau khi có kết quả xét nghiệm đàn gia cầm ốm, chết dương tính với vi rút cúm A/H5N6, địa phương đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tiêu hủy toàn bộ số gia cầm của hai hộ với hơn 2.700 con; thống kê, rà soát tổng đàn gia cầm toàn xã để nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch; tiến hành phun hóa chất tiêu độc, khử trùng gia trại chăn nuôi của hai hộ phát sinh ổ dịch, các hộ liền kề, chợ, khu vực công cộng; tiêm phòng bao vây khẩn cấp cho đàn gia cầm khỏe mạnh với tổng số vắc-xin đã sử dụng là 3.000 liều. Địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân nâng cao ý thức chấp hành, đồng thời phối hợp với cán bộ y tế của huyện tổ chức thăm khám, nắm bắt tình hình sức khỏe của 30 người liên quan đến hoạt động chăn nuôi trong vùng dịch.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, người chăn nuôi trên địa bàn xã Bình Minh cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ đàn gia cầm của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Sinh (thôn Đoàn Kết), một trong hai hộ chăn nuôi có gia cầm mắc dịch cúm cho biết: Nhận thức được tầm nguy hiểm của dịch bệnh nên khi đàn gia cầm có hiện tượng ốm, chết bất thường, tôi thông báo ngay cho chính quyền địa phương, chấp hành tiêu hủy theo quy định, đồng thời rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng chuồng trại, xung quanh khu vực chăn nuôi. Dịch bệnh xảy ra khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, mong nhà nước có cơ chế hỗ trợ hợp lý để giảm bớt thiệt hại về kinh tế đối với những hộ có vật nuôi phải tiêu hủy.
Bà Bùi Thị Minh Thành, Phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kiến Xương cho biết: Hiện nay, tổng đàn gia cầm toàn huyện có hơn 1,5 triệu con. Khi dịch bệnh phát sinh, lực lượng chuyên môn của huyện, xã đã phối hợp chặt chẽ thực hiện các biện pháp dập dịch, ngăn ngừa lây lan. UBND huyện đã ban hành công điện khẩn yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương trong huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân về tác hại và sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống dịch, hạn chế chăn nuôi thả đồng và thực hiện xuất bán gia cầm đạt tiêu chuẩn. Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm để tập trung triển khai, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Khi xuất hiện vật nuôi chết bất thường chưa rõ nguyên nhân phải kịp thời báo với chính quyền địa phương xử lý theo quy định; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm bị bệnh. Khi phát hiện có ổ dịch cúm gia cầm cần tiêu hủy ngay đàn gia cầm, khoanh vùng ổ dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng; tăng cường giám sát và lấy mẫu xét nghiệm vi rút cúm trên đàn gia cầm tại các khu vực có nguy cơ cao; thành lập các chốt kiểm dịch động vật để kiểm soát các phương tiện vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm. Kiểm tra, rà soát tổng đàn gia cầm, nắm bắt tình hình để kịp thời xử lý khi dịch bệnh phát sinh; chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện ngay việc tiêm phòng bổ sung vắc-xin cho đàn gia cầm để tăng cường sức đề kháng; thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn, tập trung ở các khu vực có nguy cơ cao. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật và các sản phẩm động vật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Người chăn nuôi hạn chế tái đàn trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; hạn chế tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và chất thải gia cầm bị bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chỉ sử dụng thịt và các sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc, đã được nấu chín.
Nhờ quyết liệt thực hiện các biện pháp dập dịch, khống chế lây lan, từ ngày 12/7 đến nay trên địa bàn huyện Kiến Xương không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
-
Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII