Thành phố: Cơ bản khắc phục xong hậu quả do bão số 3
Xác định bão số 3 là cơn bão rất mạnh, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Thái Bình, trước, trong và sau bão, lãnh đạo thành phố, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cựu nạn thành phố đã tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả do bão gây ra. Tại hiện trường, tối ngày 7/9, các đồng chí lãnh đạo yêu cầu các địa phương huy động tối đa nhân lực, vật lực để khắc phục hậu quả của mưa bão, nhất là tình trạng cây xanh gãy đổ vào đường điện, chắn đường giao thông, mưa to gây ngập úng cục bộ.
Ngay sáng ngày 8/9, UBND thành phố họp khắc phục hậu quả bão số 3. Tại cuộc họp đồng chí Đinh Gia Dũng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các địa phương huy động tối đa nhân lực, vật tư, phương tiện khẩn trương, chủ động khắc phục hậu quả do bão gây ra. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã chủ động triển khai thực hiện nhiều biện pháp, nhanh chóng khắc phục các sự cố, hậu quả do bão gây ra để bảo đảm duy trì hoạt động thông suốt của hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...; duy trì lực lượng ứng trực 24/24 giờ hỗ trợ kịp thời đối với người dân và xử lý các sự cố xảy ra trên địa bàn thành phố. Nhờ đó, đường phố nhanh chóng sạch đẹp trở lại, điện, nước, thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt.
Phường Trần Lãm tổ chức chống dựng cây gãy đổ.
Anh Trương Thanh Ý, tổ 2, phường Kỳ Bá cho biết: Bão đổ bộ vào thành phố Thái Bình kèm theo mưa lớn, nhiều tuyến đường phố bị ngập lụt, cây xanh đổ chắn ngang đường nhìn rất tan hoang. Tôi di chuyển từ khu đô thị Petro từ 20 - 21 giờ ngày 7/9, lách qua nhiều tuyến phố mới về được đến nhà. Vậy mà chỉ sáng hôm sau, mọi ngả đường đã thông thoáng, không còn tình trạng ngập úng cục bộ, điện đã có. Mọi hoạt động của người dân đã trở lại bình thường.
Phường Trần Lãm tổ chức chống dựng cây gãy đổ.
Ông Phan Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Trần Lãm cho biết: Là địa bàn có số lượng cây gãy đổ lớn, với trên 200 cây, đặc biệt nhiều cây gãy đổ vào cột điện gây mất điện diện rộng hoặc cây đổ chắn ngang đường giao thông, vì vậy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cựu nạn phường Trần Lãm đã huy động toàn bộ lực lượng xuống đường thu dọn cây xanh gãy đổ, kịp thời bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn... Đến 24 giờ ngày 7/9, các tuyến đường chính trên địa bàn phường đã hoàn thành thu dọn cây gãy đổ; trong 3 ngày 8 - 10/9, phường cơ bản hoàn thành việc dựng, néo giữ cây xanh; tổ chức thu dọn vệ sinh, bảo đảm môi trường.
Ông Trịnh Duy Hiển, Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình cho biết, ước tính ban đầu có trên 1.500 cây xanh ngã, đổ, nghiêng thân. Công ty huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện chuyên dụng phối hợp với các xã, phường cắt tỉa cành, dựng cây, chằng chống, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông tại các tuyến đường chính. Dự kiến đến hết ngày 10/9 bảo đảm thu dọn rác, chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường; ngày 12/9 cơ bản hoàn tất công tác chống dựng, cắt tỉa cây ngã đổ trên các tuyến đường phố chính, khu công viên, quảng trường.
Sau khi bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã khẩn trương huy động nhân lực, phương tiện để khắc phục thiệt hại do bão gây ra, sớm đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
Ông Phạm Đình Phú, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tấn Thành, khu công nghiệp Phúc Khánh cho biết, Công ty đã huy động toàn thể cán bộ, công nhân viên thu dọn cây xanh gãy đổ, khu vực nhà xưởng bị tốc mái tôn cũng đã được khắc phục xong. Hơn 100 công nhân đã trở lại làm việc vào sáng ngày 9/9.
Học sinh đã trở lại trường lớp sáng ngày 9/9.
Còn theo ông Vũ Giang Lâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, ngay sau khi bão tan, ngành đã chỉ đạo các nhà trường khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; tiếp tục chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập; vệ sinh trường lớp, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm sạch sẽ, an toàn. Đến sáng ngày 9/9, gần 48.000 học sinh ở 3 bậc học: mầm non, tiểu học, THCS đã trở lại trường lớp.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Ứng phó với bão Krathon 02.10.2024 | 07:46 AM
- Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê 12.09.2024 | 18:21 PM
- Tăng cường công tác tuần tra, canh gác và xử lý sự cố trên tuyến đê quốc gia 12.09.2024 | 10:20 AM
- Công điện khẩn số 14 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 10.09.2024 | 08:12 AM
- Công điện khẩn số 11/CĐ-PCTT ngày 5/9/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thái Bình điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 05.09.2024 | 19:05 PM
- Công điện khẩn số 03/CĐ-PCTT, hồi 7 giờ 00' ngày 20/7/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 21.07.2024 | 07:47 AM
- Công điện khẩn số 01/CĐ-PCTT, hồi 17 giờ 00' ngày 31/5/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 31.05.2024 | 22:38 PM
- Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 1) 17.07.2023 | 20:11 PM
- Tin dự báo mưa lớn khu vực tỉnh Thái Bình 14.06.2023 | 10:23 AM
- Tin dự báo nắng nóng khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc, Trung Trung Bộ 03.04.2023 | 14:37 PM
Xem tin theo ngày
- Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 tạo đà cho năm 2025
- Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Bình: Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2028
- Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc phát sinh đột xuất ban hành 10 nghị quyết quan trọng
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác thiết kế, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Xây dựng báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm chất lượng
- Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Họp Thường trực HĐND tỉnh
- Tập trung tham mưu chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp