Thứ 4, 07/08/2024, 01:24[GMT+7]

Điện khẩn số 10 của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình

Thứ 2, 15/09/2014 | 10:58:44
1,196 lượt xem
Ngày 15/9/2014, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình đã có Công điện số 10/CĐ-CLB gửi Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành. Toàn văn Công điện như sau:

Hướng di chuyển của cơn bão. Ảnh nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Hồi 04 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 18,4 độ vĩ Bắc; 118,9 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 760km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14, cấp 15.

 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và còn có khả năng mạnh thêm. Đây là cơn bão mạnh có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp.

 

Để chủ động đối phó với bão, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành: 

 

1. Thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 09CĐ/CLB hồi 9 giờ 30 phút ngày 14/9/2014 của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh.

 

2. Nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi từ trưa ngày 15/9/2014. Khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ số tàu thuyền trên địa bàn; tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trên sông di chuyển ngay vào nơi tránh trú bão an toàn; bố trí sắp xếp tàu, thuyền tại khu neo đậu tránh va đập gây vỡ và chìm tàu, không để người ở lại trên các tàu, thuyền tại nơi neo đậu.

 

3. Tổ chức di chuyển toàn bọ số lao đông nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu, thuyền đã vào khu neo đậu, người ở các khu vực nguy hiểm và ở trong các nhà yếu đến nơi an toàn; tổ chức chặt, tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, bến bãi đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ, tất cả các công việc này hoàn thành trước 9 giờ ngày 16/9/2014.

 

4. Kiểm tra và triển khai ngay các phương án phòng, chống lụt, bão, bảo vệ an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu. Yêu cầu các đơn vị có công trình đang thi công, các chủ phương tiện vận tải thủy có ngay biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tài sản và phương tiện. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

 

5. Đóng các cống tưới, mở các cống tiêu, triệt để tiêu nước đề phòng mưa lớn gây ngập úng; triển khai ngay phương án chống ngập đô thị, phương án chống úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Khẩn trương thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để giảm thiểu thiệt hại khi bão đổ bộ vào.

 

6. Thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp và cán bộ kỹ thuật làm công tác phòng chống lụt bão đến ngay vị trí được phân công để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống bão.

 

7. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh.

 

  • Từ khóa