Lại xảy ra động đất ở Mộc Châu - Sơn La
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết: Vào hồi 22 giờ 31phút 13 giây (giờ GMT) ngày 31/7/2020 (5 giờ 31 phút 13 giây (giờ Hà Nội) ngày 1/8/2020 một trận động đất có độ lớn 3,6 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.916 độ vĩ Bắc, 104.719 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trước đó, từ trưa đến chiều 27/7, ở Sơn La liên tiếp xảy ra các dư chấn sau trận động đất mạnh, nhiều nhà cửa bị hư hỏng, nhiều tỉnh thành khác cảm nhận được sự rung lắc.
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, trận động đất xảy ra ở Sơn La vào lúc 16h17 ngày 27/7 có độ lớn 3,3 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.925 độ vĩ Bắc, 104.680 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,6 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Đây là trận động đất thứ 4 trong ngày xảy ra tại Sơn La được Viện Vật lý địa cầu ghi nhận được.
Khoảng 15h52, một trật động đất cường độ 3,8 độ richter cũng xảy ra tại Sơn La, tại vị trí có tọa độ 20.93 độ vĩ Bắc, 104.66 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km. Trận động đất này không gây ra nguy hiểm nhiều, được đánh giá ở mức rủi ro thiên tai bằng 0.
Lúc 12h39, tại vị trí có tọa độ 20.907 độ vĩ Bắc, 104.683 độ kinh Đông xảy ra trận động đất mạnh 3 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Cấp rủi ro thiên tai được đánh giá là 0. Đây là trận động đất thứ hai xảy ra ở Sơn La trong ngày 27/7.
Đáng chú ý nhất là trận động đất lần đầu xảy ra vào lúc 12h15, xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.83 độ vĩ Bắc, 104.65 độ kinh Đông. Độ sâu chấn tiêu của trận động đất này là khoảng 14 km, cường độ 5,3, cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 4 ở vùng chấn tâm. Đây là trận động đất có cường độ lớn nhất xảy ra tại Sơn La trong ngày. Rung chấn của trận động đất này lan tỏa đến Hà Nội, gây rung lắc khiến nhiều người ở tầng cao các tòa nhà cảm nhận rõ.
Trận động đất khá mạnh đó khiến mọi người ở Mộc Châu - Sơn La đều thấy rung lắc mạnh, nhiều trụ sở cơ quan, trạm y tế, trường học bị lún, nứt tường, trần nhà và có hơn 100 nhà dân bị hư hại.
Cụ thể, có 3 trụ sở của các xã Nà Mường, Tà Lại, Lóng Sập bị lún, nứt tường, rơi vỡ nhiều mảng trát tường nhà, trần nhà. Trận động đất còn khiến cho 126 nhà dân thuộc huyện Mộc Châu bị nứt, lún; 2 nhà văn hóa, 2 trạm y tế và 1 trường mầm non tại xã Tân Hợp, Quy Hướng, Tà Lại (Mộc Châu) bị lún, nứt tường. Động đất cũng làm đá rơi khiến 1 xe ô tô tại tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu bị bẹp đầu khi đang đỗ ven đường, rất may không có thiệt hại về người.
Tiếp đó, từ hơn 6h đến 12h ngày 28/7, huyện Mộc Châu, Sơn La tiếp tục xảy ra thêm 4 lần động đất.
Như vậy, từ trưa 27/7 đến nay, huyện Mộc Châu đã hứng chịu tổng cộng 9 lần động đất, một điều chưa từng xảy ra từ trước đến nay tại địa phương này.
Cụ thể, 4 trận động đất trong sáng 28/7 lần lượt vào lúc 6h17'; 8h26'; 11h7' và 12h1', với độ lớn từ 2,7 đến 4,0 độ Richter; độ sâu chấn tiêu khoảng từ 8,1 đến 14,9km; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Về nguyên nhân xảy ra động đất ở Mộc Châu - Sơn La, ông Xuân Anh cho biết, các trận động đất xảy ra tại khu vực này là do nằm trên đới đứt gãy sông Đà đang hoạt động địa chất diễn ra tương đối mạnh.
Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu nói thêm, trận động đất có độ lớn 5,3 độ richter xảy ra lúc 12h15 ngày 27/7 ở huyện Mộc Châu là một trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận từ đầu năm 2020 đến nay. Ở cường độ này, khu vực mặt đất ở vị trí chấn tiêu có thể có rung động nền lên tới cấp 8 - 9.
"Rung động của động đất có thể lan truyền đi xa, theo đó nhiều khu vực ở Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình... cũng cảm nhận được rung lắc khi người dân ở trên các tòa nhà cao tầng", ông Xuân Anh nói.
Lý giải về việc liên tiếp xảy ra các trận động đất sau đó, ông Xuân Anh cho biết, thông thường một đợt động đất xảy ra nhiều trận, trận mạnh nhất là chủ chấn, sau trận chủ chấn sẽ có những trận dư chấn nhưng thường nhỏ hơn chủ chấn và suy giảm dần.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
- Thành phố: Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 03.08.2024 | 19:08 PM
- Bàn giao máy băm phụ phẩm nông nghiệp và thùng đựng rác cho hội viên, nông dân 17.06.2024 | 18:06 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025