Dạy trẻ yêu môi trường qua đồ dùng dạy học tái chế
Những đồ nhựa, vỏ xe, bìa catton, túi nilon bỏ đi tưởng chừng sẽ chỉ có một con đường duy nhất là tiêu hủy, tuy nhiên bằng sự khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo của các cô giáo Trường Mầm non Trần Lãm (thành phố Thái Bình) đều được “biến” thành các vật dụng hữu ích, góp phần tiết kiệm chi phí mua đồ dùng dạy học; đồng thời, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Những sản phẩm tự tay các cô giáo làm như vòng xoay kỳ diệu, bảng tính đa năng, mảnh ghép tư duy giúp trẻ nhóm lớp 5 tuổi làm quen với các chữ số, chữ cái; đồng thời giúp trẻ khám phá môi trường tự nhiên, khám phá xã hội, nhận biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng tương ứng của các sự vật, hiện tượng, đối tượng mà trẻ khám phá qua tranh ảnh theo từng đề tài hoạt động. Đặc biệt, đồ dùng máy phát điện bằng sức nước và ngôi nhà đa năng được làm bằng những vật liệu tái chế đã giúp trẻ hiểu biết hơn về ích lợi của nguồn nước trong tự nhiên đối với đời sống của con người, từ đó giáo dục trẻ bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nước, điện, BVMT. Đây cũng là sản phẩm đạt giải nhất hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp thành phố.
Cô giáo Phạm Thị Hồng, Trường Mầm non Trần Lãm chia sẻ: Đối với trẻ thì đồ dùng trực quan rất quan trọng, vì vậy chúng tôi sử dụng đồ tái chế được huy động từ phụ huynh học sinh để làm thành đồ dùng dạy học cho trẻ. Qua đó giúp trẻ hào hứng hơn trong giờ học và đạt hiệu quả cao.
Đối với lứa tuổi trẻ mầm non thì vui chơi là hoạt động chủ đạo và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó. Đây cũng là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động hơn. Chính vì vậy, trong các giờ học, giờ chơi các con Trường Mầm non tư thục Hồng Nhung (thành phố Thái Bình) rất hào hứng với các đồ dùng học tập mà các cô giáo tự làm như vòng quay kỳ diệu, khu vườn chữ cái. Hay tại hoạt động góc với cây xanh, rau, củ, quả được các cô làm và khâu bằng tay từ những mảnh vải vụn. Bằng bàn tay khéo léo các cô đã tạo ra những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi có ích phục vụ cho dạy và học từ những vật dụng bỏ đi, có hại cho môi trường xung quanh.
Cô giáo Đoàn Thị Hoan, Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục Hồng Nhung cho biết: Hàng năm nhà trường tổ chức thi đồ dùng đồ chơi tự làm cho giáo viên, giúp giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, không ngừng cải tiến đồ dùng dạy học tự làm để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời làm phong phú thêm bộ đồ dùng dạy học và trang thiết bị của nhà trường.
Còn tại Trường Mầm non Nam Hải (Tiền Hải) các con được hòa mình cùng các cô giáo trực tiếp trải nghiệm làm đồ chơi nên vô cùng hứng thú, tự tìm ý tưởng, tự suy nghĩ và cùng hợp tác với các cô giáo tạo ra sản phẩm từ các vật liệu bỏ đi. Thông qua đó giúp trẻ hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa và hình thành thói quen phù hợp với lứa tuổi như: không vứt rác thải bừa bãi, biết tận dụng rác thải nhựa làm các vật dụng hữu ích.
Theo cô giáo Trịnh Thị Hương, giáo viên Trường Mầm non Nam Hải (Tiền Hải) thì đây là việc làm ý nghĩa, tiết kiệm được ngân sách nhà trường, hạn chế đồ dùng phải mua; việc tận dụng nguyên vật liệu dễ dàng, các con có thể tự làm nên hào hứng, tích cực hoạt động, giúp các hoạt động hiệu quả; đồng thời góp phần BVMT xanh, sạch, đẹp.
Cô và trò trường Mầm non Nam Hải (Tiền Hải) cùng thiết kế đồ chơi từ các chai nhựa tái chế.
Ông Vũ Giang Lâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết: Việc phòng, chống ô nhiễm môi trường và chống rác thải nhựa là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đối với nhà trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ góp phần quan trọng vào công tác dạy và học. Không những vậy, việc tham gia BVMT bằng những việc làm cụ thể còn giúp học sinh có kỹ năng quan sát, cảm nhận về môi trường. Vì vậy, ngành luôn khuyến khích và kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể có những đóng góp tích cực trong phong trào chống rác thải nhựa.
Không cần phải tốn nhiều tiền, chỉ cần có ý tưởng, siêng năng, sáng tạo, khéo tay, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã biến các đồ phế liệu thành dụng cụ hữu ích phục vụ công tác giảng dạy, góp phần nâng cao nhận thức cũng như tạo thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh, giúp phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Học sinh Trường Mầm non tư thục Hồng Nhung (thành phố Thái Bình) thích thú với đồ dùng học tập "vòng quay kỳ diệu" do các cô giáo tự làm từ bìa carton.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
- Thành phố: Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 03.08.2024 | 19:08 PM
- Bàn giao máy băm phụ phẩm nông nghiệp và thùng đựng rác cho hội viên, nông dân 17.06.2024 | 18:06 PM
- Tiền Hải: Chỉ đạo di dời khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung ở xã Nam Trung 17.05.2024 | 08:51 AM
- Công ty Điện lực Thái Bình: Tổ chức lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 22.03.2024 | 15:50 PM
Xem tin theo ngày
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh