Vành đai xanh trước biển
Người dân Đông Hoàng (Tiền Hải) khai thác nguồn lợi thủy sản từ rừng ngập mặn.
Tiền Hải - mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác đã biết khắc phục, hạn chế thiên tai bằng hệ thống đê, kè, cống và trồng rừng ngập mặn. Những dải rừng ven biển xanh ngút ngàn tạo thành một vành đai vững chắc từng giờ, từng ngày che chở, bao bọc cuộc sống người dân, góp phần xây dựng và hình thành đời sống văn hóa, tinh thần phong phú cho mảnh đất nơi cửa biển.
Sự hình thành và phát triển của Tiền Hải gắn liền với tên tuổi doanh điền Nguyễn Công Trứ, người đã có công khai hoang lấn biển để biến bãi biển hoang vu thành vùng đất trù phú. Ðó là thành quả trực tiếp của bàn tay những nông dân nghèo đầu thế kỷ XIX, là kết tinh những kinh nghiệm của bao thế hệ người trên miền đất sa bồi đầy hiểm nguy sóng gió. Công cuộc khai hoang lập làng của doanh điền Nguyễn Công Trứ ở Tiền Hải đánh dấu một bước phát triển về khai hoang cải tạo đất đai, xây dựng các điểm dân cư làng xã, đặt nền móng cho quá trình tiếp tục quai đê lấn biển của nhân dân Tiền Hải ngày nay. Những năm qua, Ðảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Tiền Hải luôn ý thức được vai trò của rừng ngập mặn đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó, trồng và phát triển những dải rừng ngập mặn tạo bồi lắng phù sa góp phần đẩy sóng ra xa, kéo chân trời gần lại, bảo vệ vững chắc cho những con đê. Các xã ven biển đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của rừng ven biển, từ đó vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia trồng, quản lý, bảo vệ, phát triển trên 3.000ha rừng ven biển để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đồng thời góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ hệ thống đê biển, cơ sở hạ tầng kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí… Ðây còn là nơi có hệ động thực vật lớn, nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài cua, cá, tôm và nhiều loài khác có giá trị kinh tế lớn. Ðông Hoàng là một trong những xã ven biển của huyện Tiền Hải có diện tích rừng ngập mặn lớn với những cây bần, sú, vẹt… mọc đan xen, quấn chằng lấy nhau tạo nên những vành đai xanh chắc chắn để bảo vệ những bãi triều trước sự tàn phá của sóng biển. Rừng nơi đây có nguồn lợi thủy sản trù phú mang lại nguồn thu kinh tế cao cho hàng trăm hộ nông dân. Hàng ngày, nông dân địa phương vào rừng ngập mặn khai thác, thu hoạch nguồn lợi hải sản như tôm, cá, ốc… Họ hiểu được rằng rừng ngập mặn là tài sản lớn nhất của cộng đồng dân cư, việc gìn giữ, phát triển rừng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mưu sinh của mỗi người. Cồn Vành (xã Nam Phú) nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng, với hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú đã được UNESCO công nhận từ năm 1994. Nếu như trước đây muốn đến cồn Vành, khách thập phương phải chèo thuyền, thì bây giờ tuyến đường được bê tông hóa dài, rộng đã nối cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi. Những rặng rừng phi lao ngút ngàn, rừng bần, vẹt xanh ngát, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên chèo thuyền khám phá, tận mắt chứng kiến hệ sinh thái của vùng rừng ngập mặn, khung cảnh tuyệt đẹp nguyên sơ hiếm có. Du lịch sinh thái phong cảnh hữu tình, hệ động thực vật đa dạng, là một trong những loại hình đang hấp dẫn khách du lịch trong thời gian gần đây của khu dự trữ sinh quyển cồn Vành.
Những dải rừng ven biển từng giờ, từng ngày đã và đang góp phần vào việc giảm thiểu hậu quả của thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội cho Tiền Hải. Ðể giữ vững và phát huy được vai trò của rừng, thời gian tới Tiền Hải chú trọng xây dựng nhiều giải pháp thiết lập và quản lý bền vững hệ thống rừng phòng hộ ven biển, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Để chính sách năng lượng thúc đẩy phát triển giao thông xanh 18.02.2025 | 13:31 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam