Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại làng nghề
Làng Vế, xã Canh Tân (Hưng Hà) có gần 600 hộ làm nghề mộc, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 7 triệu đồng/người/tháng, doanh thu hàng năm đạt bình quân 110 tỷ đồng. Kinh tế phát triển, hàng loạt máy móc được đưa vào sử dụng thay thế sức lao động. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng năng suất lao động, làm ra nhiều sản phẩm thì nguy cơ mất ATVSLĐ cũng tăng cao. Hầu hết các chủ cơ sở trong thôn sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không khai báo. Người vận hành máy móc cũng chưa được tập huấn về ATVSLĐ. Ngoài ra, nghề mộc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tiếng ồn, bụi, đặc biệt là hóa chất độc hại như sơn PU. Là Bí thư Chi bộ thôn Vế Đông, ông Nguyễn Văn Thiết rất trăn trở trước những nguy cơ mất ATVSLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân. “Nghề mộc, ngoài việc sử dụng nhiều máy móc thì rất bụi và độc, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đã có nhiều người trong thôn, nhất là chị em phụ nữ bị viêm phế quản, ung thư tuyến giáp phải đi bệnh viện và gia tăng những năm gần đây” - ông Thiết cho biết.
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái (Kiến Xương) có trên 150 tổ sản xuất với gần 2.000 lao động làm nghề và hàng nghìn lao động thời vụ. Bên cạnh việc không tuân thủ các quy định về ATVSLĐ như người vận hành máy móc chưa được tập huấn về an toàn lao động thì nhận thức của NLĐ về ATVSLĐ cũng hạn chế. Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Chi hội Chạm bạc mỹ nghệ Đồng Xâm cho biết: NLĐ đến làm việc đều được chủ cơ sở trang bị bảo hộ lao động như làm đột dập có găng tay, mài bụi có khẩu trang nhưng nếu chủ cơ sở không nhắc nhở NLĐ cũng không sử dụng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến mất ATVSLĐ, tai nạn lao động.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn lao động, làm chết 19 người; 9 tháng đầu năm 2019 xảy ra 40 vụ, làm chết 8 người, trong đó có những vụ tai nạn lao động xảy ra tại các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Theo ông Tăng Quốc Sử, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), nguyên nhân của những hạn chế về công tác ATVSLĐ trong khu vực làng nghề thời gian qua là do mô hình tổ chức quản lý ATVSLĐ khu vực phi chính thức ở cơ sở chưa cụ thể, rõ ràng; chưa phân định rõ trách nhiệm của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở; quy hoạch cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề thiếu đồng bộ; ý thức trách nhiệm của người quản lý, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và NLĐ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là chế tài áp dụng biện pháp xử lý, xử phạt về ATVSLĐ trong khu vực làng nghề chưa đồng bộ.
Trước thực trạng trên, thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, trong đó có hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ khu vực phi chính thức. Năm 2018, Sở đã tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho trên 1.300 lao động, hỗ trợ 2 làng nghề mô hình quản lý ATVSLĐ. Từ đầu năm đến nay, Sở đã tập huấn nâng cao năng lực ATVSLĐ cho 77 cán bộ cấp tỉnh, huyện; huấn luyện nghiệp vụ về ATVSLĐ cho 130 cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp; huấn luyện ATVSLĐ cho 380 người, trong đó có cán bộ quản lý cấp xã và quản lý làng nghề; 360 người là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề của các huyện Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng. Tuy nhiên, kết quả thực hiện trong khu vực này còn nhiều hạn chế, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, tai nạn lao động.
Theo ông Tăng Quốc Sử, để giải quyết những hạn chế trong công tác ATVSLĐ tại các cơ sở, làng nghề cần phải có những giải pháp đồng bộ của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương; đồng thời, mỗi chủ cơ sở và NLĐ tự nâng cao ý thức và tự trang bị cho cơ sở và bản thân những vấn đề cơ bản nhất trong công tác ATVSLĐ, phòng tránh bệnh nghề nghiệp và phòng, chống cháy, nổ để triệt tiêu các nguy cơ mất an toàn, bảo đảm sự phát triển bền vững cho chính mình và cộng đồng.
Nguyễn Cường
Tin cùng chuyên mục
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
- Thành phố: Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 03.08.2024 | 19:08 PM
- Bàn giao máy băm phụ phẩm nông nghiệp và thùng đựng rác cho hội viên, nông dân 17.06.2024 | 18:06 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân