Khởi công vở diễn "Sự tích Bà chúa Ba"
Vở kịch dàn dựng theo huyền tích về Bà chúa Ba ở Chùa Hương, Hà Nội. Bà vốn là công chúa thứ ba vừa đẹp người, vừa đẹp nết con vua Trang Vương. Vua một mực ép bà lấy chồng để có con rể truyền ngôi nhưng bà nhất tâm hướng thiện chỉ mong được xuất gia tu hành.
Vở kịch khai thác quá trình Bà chúa Ba vượt qua bao trầm luân khổ ải thấu tới tận cửu trùng để có thể tu đắc đạo và trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát. Trên hành trình ấy, bà đã phải đối diện với giam cầm tù túng, cái chết, chứng kiến những đau đớn nơi địa ngục… Để rồi khi tu thành chính quả, bà sẵn sàng hiến mắt, hiến tay để chữa bệnh cho vua cha, cũng là để cứu độ chúng sinh… Thức tỉnh và cảm phục trước tấm lòng của con gái, nhà vua đã tìm đến động Hương Tích, nơi bà tu hành và mong được đi tu để chuộc lại lỗi lầm… Động Hương Tích ngày nay đã trở thành nơi thờ Phật lớn nhất của di tích Chùa Hương.
Tác giả Lệ Dung chia sẻ: Qua việc tái hiện tấm gương đạo đức của Bà chúa Ba, vở kịch muốn gửi tới khán giả thông điệp về sự hướng thiện, lòng nhân ái trong cuộc sống, khuyên con người sống chan hòa, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau… Bên cạnh đó, vở diễn cũng hướng đến ca ngợi vẻ đẹp của đức hy sinh, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người phụ nữ Việt Nam.
NSND Lê Hùng cho biết, dù khai thác về một huyền tích nhưng ê-kíp sẽ sử dụng những chi tiết thật nhất, gần gũi nhất để người xem thấy thuyết phục và rung cảm với những gì diễn ra trên sân khấu.
Đây là vở diễn nối dài danh sách kịch mục khai thác đề tài dân gian của Sân khấu kịch Lệ Ngọc, cùng với những vở diễn đã ra mắt trước đó như: Tấm Cám, Thị Nở - Chí Phèo, Huyền thoại Gò Rồng Ấp… Nghệ sĩ Văn Hải, Giám đốc sản xuất Sân khấu kịch Lệ Ngọc cho biết, đây sẽ là một trong những tuyến đề tài tiếp tục được Sân khấu Lệ Ngọc tập trung hướng đến để thực hiện sứ mệnh lan truyền và quảng bá văn hóa truyền thống Việt Nam.
“Sự tích Bà chúa Ba” là vở diễn thứ 5 được Sân khấu kịch Lệ Ngọc hoàn thành dàn dựng trong năm 2020 - năm mà sân khấu nói chung đang gặp nhiều khó khăn vì đối phó với dịch Covid-19. Đây có thể xem là nỗ lực của một sân khấu xã hội hóa như Lệ Ngọc. Được biết, sau vở diễn này, Sân khấu Lệ Ngọc sẽ bắt tay thực hiện một vở diễn mới có đề tài về dịch Covid-19.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo 24.11.2024 | 18:26 PM
- Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” 24.11.2024 | 18:26 PM
- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Ngô Đông Hải 24.11.2024 | 18:26 PM
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria 24.11.2024 | 18:27 PM
- Lở đất ở Congo khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, hầu hết là trẻ em 24.11.2024 | 15:27 PM
- Công an huyện Tiền Hải: Khởi tố đối tượng cướp giật tài sản 24.11.2024 | 15:29 PM
- Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và trao quà cho hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh 24.11.2024 | 15:30 PM
- PSG đứng trước bước ngoặt lịch sử 24.11.2024 | 20:12 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm gặp đại diện kiều bào tiêu biểu tại các nước ASEAN 24.11.2024 | 15:30 PM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Campuchia 24.11.2024 | 15:30 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng