Ánh đèn xóm thợ
Sau khi dự lớp huấn luyện đặc biệt của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy, về nước, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gia nhập đội ngũ công nhân, sống cuộc đời làm thợ. Chính trong cuộc sống lam lũ của người thợ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh càng nhận thấy rõ chỉ có con đường giải phóng dân tộc mới cứu được đất nước khỏi ách nô lệ lầm than, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã mở nhiều lớp huấn luyện và tìm những hạt giống cách mạng trong đội ngũ công nhân, tiến hành đào tạo cán bộ cách mạng với những bài giảng về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng... Đêm đêm, dưới ánh đèn bảo vệ đề lao của giặc Pháp, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cặm cụi viết tài liệu nghiên cứu về công hội, viết truyền đơn và nhiều bài báo khích lệ tinh thần tranh đấu vì độc lập, tự do đăng trên các báo “Đồng lòng tranh đấu”; “Cờ đỏ”; “Tin tức”... với nhiều bút danh khác nhau.
Cuộc sống người thợ lam lũ, khổ cực dưới đòn roi của kẻ thù càng nung nấu lý tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Ngoài thời gian làm thợ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tranh thủ soạn thảo các tài liệu tuyên truyền trên cơ sở lý luận cách mạng đã được tập huấn ở Quảng Châu và nội dung, chỉ thị của Tổng bộ. Điều kiện làm việc lúc đó vô cùng khó khăn, tuy vậy đồng chí Nguyễn Đức Cảnh không quản ngại nguy hiểm, ngày đêm dồn hết tâm lực vào công việc, vì vậy trong suốt thời gian công tác ở Hải Phòng các tài liệu vẫn thường xuyên được soạn thảo và in ấn sau đó được chuyển đi khắp các cơ sở và đến với quần chúng lao động.
Tháng 2/1928, Kỳ bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội cử đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư Tỉnh bộ thanh niên Hải Phòng rồi Bí thư Khu bộ Hải Phòng gồm Hải Phòng, Kiến An và vùng mỏ Quảng Ninh. Lúc này, công tác tuyên truyền, xây dựng cơ sở do Tỉnh bộ Thanh niên tiến hành mới chỉ bó hẹp trong học sinh, trí thức, công chức và trong một số nhà máy lớn như nhà máy xi măng, cảng Hải Phòng... Việc đầu tiên khi giữ cương vị Bí thư Tỉnh bộ thanh niên, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tiến hành mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Sau khi được huấn luyện, học viên được phân công vào các xóm thợ, xưởng máy ra vùng ngoại thành… Mọi hoạt động cách mạng đều được đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chú trọng hướng tới đội ngũ công nhân. Thời điểm này, ở Hải Phòng chưa có cuộc đấu tranh nào của công nhân diễn ra, trong công nhân mới chỉ bí mật phát triển các tổ chức ái hữu, tương tế, đồng hương... Trên cơ sở những tổ chức này, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã xây dựng được một số cơ sở “Công hội đỏ” và từ đây phong trào đấu tranh của công nhân bắt đầu trỗi dậy.
Tháng 7/1928, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp lãnh đạo 2.000 công nhân nhà máy xi măng đình công đòi tăng lương, ngoài ra còn chỉ đạo cuộc đấu tranh của công nhân xưởng cơ khí Ca-rông, cuộc đấu tranh đòi giảm thuế của tiểu thương chợ Sắt, cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Tơ, cuộc bãi khóa của học sinh trường kỹ nghệ thực hành… Bên cạnh việc xây dựng tổ chức, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn chú ý giáo dục lập trường cách mạng vô sản cho các đồng chí của mình, đặc biệt lực lượng công nhân vùng mỏ chiếm 20% công nhân của cả nước lúc đó.
Một năm sau đó, tháng 7/1929, Tổng hội Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo việc xuất bản báo “Lao động” và tạp chí “Công hội đỏ”, đây là tờ báo và tạp chí đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Khi có chủ trương “vô sản hóa” của Kỳ bộ Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã cùng nhiều thanh niên tiên phong, đồng chí trực tiếp quai búa ở xưởng cơ khí Ca-rông sau đó làm phu khuân vác ở cảng Hải Phòng. Trong thời gian làm phu khuân vác ở bến cảng, đồng chí được một nữ hộ sinh ở nhà thương Chính giúp đỡ. Nhà của nữ hộ sinh này lại nằm ngay sát bức tường đề lao Hải Phòng, nơi có ngọn đèn bảo vệ hàng đêm hắt ánh sáng đỏ quạch xuống mái nhà nhỏ. Làm ca đêm về, tận dụng ánh sáng ngọn đèn, được người nữ hộ sinh thức canh chừng quân giặc, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã viết những tập tài liệu quan trọng cho cách mạng, điển hình là “Tổ chức công hội như thế nào”, tài liệu gồm 16 trang, in bằng đất thó, lưu hành bí mật trong công nhân, giúp các hội viên thanh niên nắm được phương pháp, hình thức và nội dung tổ chức Công hội đỏ.
Cuối tháng 10/1930, Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vào tham gia Xứ ủy Trung Kỳ với cương vị Xứ ủy phụ trách công tác tuyên huấn. Ngay giữa sào huyệt của thực dân Pháp tại thành phố Vinh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bất chấp hiểm nguy viết nhiều tài liệu tuyên truyền cách mạng, trong đó có nhiều bài in trên báo “Người lao khổ” và báo “Tiến Lên”... Cũng trong thời gian là Xứ ủy Trung Kỳ, nhiều tờ báo của Đảng được phát hành với nhiều bài viết mang những bút danh khác nhau của đồng chí. Riêng cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ ngoài tờ “Người lao khổ” còn có báo “Công nông binh”, báo “Chỉ đạo”, báo “Vô sản” và tờ “Tin tranh đấu Trung Kỳ”... Các huyện đều có báo như Huyện ủy Thanh Chương có báo “Nhà quê”, Huyện ủy Anh Sơn có báo “Gương vô sản”, Huyện ủy Nghi Lộc có báo “Dân nghèo”, Huyện ủy Nam Đàn có báo “Giác ngộ”, Huyện ủy Hưng Nguyên có báo “Sản nghiệp”, Huyện ủy Quỳnh Lưu có báo “Lao động”, Huyện ủy Can Lộc có báo “Tiếng gọi”... Mặc dù chưa quen “thông thổ” nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn từ khi nhận nhiệm vụ điều động của Xứ ủy Bắc Kỳ vào làm Xứ ủy Trung Kỳ phụ trách công tác tuyên huấn, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã chỉ đạo các huyện của Nghệ - Tĩnh ra báo, hướng dẫn kỹ thuật và nội dung tuyên truyền nên chất lượng các báo địa phương ở đây không thua kém so với báo của Tỉnh ủy và Xứ ủy, do vậy công tác tuyên truyền phát triển rất mạnh.
Xuất thân trong một gia đình nho giáo yêu nước, được học hành lớp lang cộng với bản lĩnh chính trị vững vàng kết hợp với những kinh nghiệm rút ra trong quá trình hoạt động cách mạng, đặc biệt là quá trình “vô sản hóa” lăn lộn cùng với đội ngũ công nhân, phong trào công nhân nhiều năm, với phương pháp giảng bài
![]() Ông Trần Quốc Khánh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An ![]() Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tý, nguyên Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh Cuối tháng 1/1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh xuống tàu Liêm Châu ở cảng Hải Phòng sang Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) dự hội nghị hợp nhất ba đảng cộng sản. Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã trình bày nội dung quan trọng trong Tuyên ngôn của Đông Dương cộng sản đảng. Đây cũng là lần cuối đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Về nước, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được Trung ương Đảng cử giữ chức Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, những dấu mốc quan trọng đều có đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. ![]() Nhà thơ Lương Hữu, hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Năm 1985, tôi được mời dự hội nghị đặt tên trường cho một trường phổ thông trung học ở thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình). Lúc đó thị xã Thái Bình chỉ có hai trường cấp 3, một trường đã được chọn mang tên nhà bác học Lê Quý Đôn, còn lại một trường chưa biết lấy tên danh nhân nào. Tôi mạnh dạn đề nghị trường mang tên Nguyễn Đức Cảnh bởi vì lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh xuất phát từ phong trào học sinh rồi trưởng thành cán bộ lãnh đạo của Đảng. Mọi người trong hội nghị đã nhiệt liệt vỗ tay đồng ý. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Lãi suất không có nhiều biến động 26.05.2025 | 05:51 AM
- Sửa đổi Hiến pháp năm 2013: Tuyên truyền với quy mô đồ sộ, bài bản 26.05.2025 | 05:51 AM
- Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn" bị phá hoại 26.05.2025 | 05:52 AM
- Hà Tĩnh: Mưa ngập cuốn trôi tài sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân 26.05.2025 | 05:52 AM
- Nhà khoa học Việt làm thiết bị hỗ trợ giao tiếp cho bệnh nhân liệt 26.05.2025 | 05:53 AM
- Ông Daniel Noboa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ecuador 25.05.2025 | 19:44 PM
- EU phản ứng trước tuyên bố áp thuế 50% của ông Trump đối với hàng hóa châu Âu 25.05.2025 | 19:44 PM
- 6 điểm báo Anh gợi ý ghé thăm ở Việt Nam 25.05.2025 | 19:43 PM
- Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương 25.05.2025 | 19:38 PM
- Đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và dịch bệnh mùa mưa bão 25.05.2025 | 19:40 PM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị