Chàng trai khuyết tật trở thành triệu phú
Xưởng may mới của anh Nguyễn Trọng Bằng đang trong quá trình xây dựng.
Trở lại thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh may mặc của anh Bằng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi anh đang cho thi công xưởng may mới rộng hơn 1.000m2.
Anh Bằng phấn khởi cho biết: Chỉ một thời gian ngắn nữa tôi sẽ không phải thuê xưởng cho công nhân làm việc như trước mà thay vào đó công nhân sẽ được làm việc ở cơ sở mới do chính tôi bỏ vốn, mua đất, thuê nhân công để xây dựng. Đây là mơ ước tôi đã ấp ủ từ rất lâu rồi. Cơ sở mới rộng rãi, thoáng mát hơn nên anh em công nhân rất phấn khởi.
Là con cả trong một gia đình có 4 anh chị em, Bằng và một người em trai không may bị nhiễm chất độc da cam/Điôxin từ bố. Anh bị khuyết tật bẩm sinh, càng lớn bàn chân phải càng teo nhỏ khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Gia đình không mấy dư dả, bố mẹ thường xuyên đau yếu nên Bằng quyết định phải đi học một nghề phù hợp với khả năng lao động của bản thân để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Suốt 3 cấp học gắn liền với biệt danh “Bằng lệch” nhưng cũng chính vì vậy tinh thần vượt khó, động lực vượt lên số phận của chàng trai khuyết tật được nhen nhóm. Gần như năm học nào Bằng cũng là học sinh khá, giỏi. Học xong THPT, với sự cần mẫn trau dồi kiến thức, chàng trai trẻ thi đỗ vào Khoa Trung văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tuy nhiên, thời điểm ấy gia đình quá khó khăn, kinh tế hết sức eo hẹp nên bố mẹ không có tiền nuôi Bằng ăn học. Bởi vậy, khi nhận giấy báo trúng tuyển, Bằng đã đắn đo, suy nghĩ rất nhiều. Nhưng với khát khao được đi học, quyết tâm theo đuổi đam mê, 4 năm trên giảng đường đại học cũng là ngần ấy thời gian anh phải gồng mình đối mặt với những lo toan của cuộc sống. Để có tiền theo học, anh làm đủ nghề, từ đi gia sư đến rửa xe thuê, việc gì anh cũng làm. Vốn là người đam mê tiếng Trung nên anh rất hay giao tiếp với người Trung Quốc. Cũng từ đây, anh bén duyên với nghề sản xuất, kinh doanh may mặc.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nhận thấy ưu điểm của ngành may trong tương lai và phù hợp với sức khỏe của bản thân, Bằng đã quyết định từ bỏ con đường lập nghiệp bằng nghề dạy học, sang Trung Quốc học hỏi công nghệ may. Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy may nhưng với tinh thần học hỏi không ngừng, sau 3 năm ở Trung Quốc anh đã dần có những kỹ năng nhất định với nghề may. Sau khi trở về nước, năm 2012, anh quyết định thuê mặt bằng, mở xưởng may cho riêng mình. Thời gian đầu, công việc mở xưởng còn gặp khá nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức khỏe yếu. Nhưng nhờ sự động viên của người thân, bạn bè, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc. Trời không phụ lòng người, xưởng may của anh dần ổn định và phát triển, có chỗ đứng trên thị trường. Hiện tại xưởng sản xuất áo phao và quần xuất khẩu sang Mỹ, tạo việc làm cho 80 lao động với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm Bằng thu lãi gần 500 triệu đồng.
Anh cho biết: Do sản phẩm đều là hàng xuất khẩu nên chất lượng luôn là yếu tố được tôi ưu tiên hàng đầu. Để giữ vững được thương hiệu và đầu ra của sản phẩm, ngoài việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị, bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi những kỹ năng, công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất để về hướng dẫn cho người lao động tại cơ sở của mình.
Từ khi khởi nghiệp đến nay đã hơn 7 năm, trải qua bao thăng trầm, Bằng càng trân trọng hơn những thành quả mình đang có. “Nếu bạn tin rằng những đường chỉ tay nói lên số phận của bạn thì bạn cũng đừng quên rằng chúng cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay bạn mà thôi” - đó là câu nói anh luôn khắc ghi và là phương châm sống của anh, giúp anh có thêm niềm tin, động lực để tiếp tục vươn lên, tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Anh Ngọ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Điôxin huyện Đông Hưng cho biết: Nguyễn Trọng Bằng là hội viên tiêu biểu cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện ước mơ của mình. Anh không chỉ là tấm gương sáng cho nhiều người khuyết tật mà còn cho rất nhiều người bình thường khác vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thu Trang
(Tác phẩm dự thi viết về đề tài người Thái Bình - đất Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Thư viện tỉnh - điểm đến phát triển văn hóa đọc 21.04.2025 | 11:17 AM
- Hội Nạn nhân CĐDC/Điôxin tỉnh: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước 21.04.2025 | 11:17 AM
- Làng xã ở Thái Bình 21.04.2025 | 11:01 AM
- Giá vàng tăng vọt 3 triệu đồng, tái lập mốc 117 triệu đồng/lượng 21.04.2025 | 11:01 AM
- Đông Hưng: Nhân lên sức mạnh từ các chi bộ kiểu mẫu 21.04.2025 | 11:02 AM
- Vũ Thư: Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, thương mại, dịch vụ 21.04.2025 | 11:01 AM
- Xuất khẩu mở đường cho tăng trưởng kinh tế 21.04.2025 | 11:02 AM
- Thái Bình: Quyết tâm, quyết liệt thực hiện hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp 21.04.2025 | 10:17 AM
- Hộp thư bạn đọc 21.04.2025 | 10:27 AM
- Đến 18/4/2025: Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát 21.04.2025 | 10:27 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”