Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét hồ sơ phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu
Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EVFTA) sẽ được trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua vào những ngày đầu kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm phê chuẩn Hiệp định EVFTA trong thời gian sớm nhất. Trong chuyến thăm làm việc tại châu Âu vào tháng 3-2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định với lãnh đạo Nghị viện châu Âu: Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và châu Âu; mong muốn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EVIPA) sớm được ký kết, phê chuẩn vì phù hợp với lợi ích thương mại, đầu tư với những lợi ích chiến lược mang lại cho cả hai bên.
Ngày 12-2-2020 vừa qua, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư đã được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua. Ngày 30-3-2020, Hội đồng châu Âu đã quyết định phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Đây là quyết định quan trọng, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ tiến trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA về phía Liên hiệp châu Âu. Theo quy trình, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực thực thi sau khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và sau 30 ngày kể từ khi hai bên hoàn thành các thủ tục thông báo cho nhau.
EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Hiệp định này được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,39 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,48 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,91 tỷ USD.
Sau khi được Quốc hội phê chuẩn và đưa vào thực thi, EVFTA sẽ tạo cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Theo: nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ hội Thành Tuyên 24.09.2023 | 13:53 PM
- Chủ tịch nước thăm gia đình cựu tù chính trị và người có công tại Côn Đảo 19.07.2023 | 17:08 PM
- 67 tác phẩm báo chí đạt Giải Diên Hồng lần thứ nhất 09.06.2023 | 22:24 PM
- Long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt 9682023 và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023 29.04.2023 | 00:25 AM
- Thượng tướng Đào Đình Luyện được đặt tên phố trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội 03.04.2023 | 02:57 AM
- Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái: Lan tỏa mô hình phát triển của Bình Dương đến các tỉnh, thành trong cả nước 26.03.2023 | 07:09 AM
- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) 16.12.2022 | 02:43 AM
- Tích cực đổi mới, nâng cao năng lực định hướng, hiệu quả tuyên truyền gắn với việc mua, đọc, làm theo báo, tạp chí của Đảng 09.11.2022 | 20:37 PM
- Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022): Trọn đời vì sự nghiệp cách mạng 06.09.2022 | 08:36 AM
- Báo Hà Tĩnh long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu 26.08.2022 | 15:15 PM
Xem tin theo ngày
-
3 dự án FDI với tổng vốn 270 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Họp Thường trực HĐND tỉnh
- Liên hoan “Dân vận khéo” tỉnh Thái Bình năm 2023
- Tập trung thực hiện Đề án di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, đơn vị và một số điểm dân cư khu vực ven sông Trà Lý
- Dâng hương tưởng niệm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
- Phấn đấu gieo trồng cây màu vụ đông đạt 38.500ha trở lên
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023
- Thái Bình: GRDP ước tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2022
- Tiếp tục tham mưu sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị