Chủ nhật, 24/11/2024, 23:10[GMT+7]

Thay vì đốt, hãy tận dụng rơm rạ như một nguồn tài nguyên

Thứ 4, 03/06/2020 | 16:18:20
6,672 lượt xem
Ngày 29/5/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Công văn số 2566/UBND-NNTNMT về việc chỉ đạo không đốt rơm rạ để bảo vệ môi trường và trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đốt rơm rạ vẫn còn xảy ra tại một số địa phương sau mỗi mùa thu hoạch.

Đốt rơm rạ đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân.

Đốt rơm rạ đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân.

Là một trong những địa phương thu hoạch lúa vụ xuân sớm nhất, trên cánh đồng xã Hà Giang (huyện Đông Hưng) đã xuất hiện tình trạng đốt rơm rạ.

Trước đây rơm rạ được người dân thu về để đun nấu, làm chổi rơm, nón rơm… Thế nhưng cùng với sự phát triển của cuộc sống, hiện nay rơm rạ đã trở thành phế phẩm của nông nghiệp. 

Cô Nguyễn Thị Thu đang châm bùng lên ngọn lửa của đống rơm mới được gom vào ngay gần khu vực dân cư cho biết: “Kéo rơm lên bờ để ủ phân rất mất sức và thời gian mà cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Còn tôi đốt rơm thế này tuy có khói một tí nhưng sạch ruộng. Thêm nữa gần đây cũng có người thu mua tro rơm để bón cây. Đốt rơm vì thế cũng giúp tôi kiếm thêm thu nhập”. 

Tuy nhiên chính tư duy này lại trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của ngưởi dân sống xung quanh khu vực cánh đồng này.

 Lửa đốt rơm bùng lên khi chiều xuống trên cánh đồng thôn Bắc Song.

Chị P (xóm 6, thôn Bắc Song, xã Hà Giang, (1Đông Hưng) chia sẻ: “Sau mỗi mùa gặt bà con lại đốt rơm rạ. Gia đình tôi thường xuyên phải chịu đựng khói bay, khói ám vào nhà, vào quần áo mùi rất khó chịu. Có khi nhiều khói đến mức không thở nổi phải tránh đi, đặc biệt vào lúc sáng sớm và chiều tối.”

 Khói rơm rạ tại cánh đồng thôn Bắc Song.

GS Nguyễn Lân Dũng đã chỉ ra rằng, khi bị đốt thành tro, các chất hữu cơ trong rơm rạ do nhiệt độ cao đều biến thành các chất vô cơ. Nó không làm đất hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn mà nó làm cho đất ruộng bị chai cứng. Hơn nữa, phần tro than sót lại chỉ có chút ít khoáng như phốt pho, kali, canxi và silic... không giúp ích nhiều cho cây trồng. 

Cũng theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất, làm đất biến chất. Ngoài ra, khói rơm làm ô nhiễm không khí, gây nguy hại lớn đến môi trường và sức khỏe.

Tận dụng rơm rạ – giải pháp vì môi trường

Với lượng rơm rạ của hơn 70 nghìn ha diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên tương đối lớn. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng nó, vừa biến nó thành nguyên liệu có giá trị, vừa coi đây là giải pháp vì môi trường?

                                                           Thanh Doan – Phạm Ngọc

  (Sinh viên thực tập)

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày