Hội nghị trực tuyến tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương trình GDPT 2018 bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm học 2020- 2021 đối với học sinh lớp 1 và tiếp tục được thực hiện trong năm học 2021-2022 đối với học sinh lớp 2, lớp 6. Đến nay, việc thực hiện chương trình GDPT 2018 của các tỉnh, thành phố đã cơ bản ổn định, thu được những thành công bước đầu. Các địa phương, các cơ sở giáo dục đã linh hoạt, sáng tạo tổ chức các mô hình giáo dục trong chương trình năm học.
Tại Thái Bình, hiện nay, mạng lưới trường, lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh với 120 trường tiểu học, 167 trường tiểu học và THCS, 106 trường THCS, 39 trường THPT và 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành giáo dục tỉnh đã chủ động linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học 2021-2022. Công tác triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang tích cực phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức giới thiệu sách giáo khoa, triển khai hướng dẫn các cơ sở giáo dục đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 năm học 2022-2023. Dự kiến sẽ triển khai lựa chọn sách giáo khoa trong tháng 3/2022.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả bước đầu khả quan nhưng hiện nay, các địa phương cũng đang gặp một số khó khăn. Nổi bật đó là quỹ đất cho phát triển trường học một số địa phương còn hạn chế; chưa có chính sách phù hợp khai thông các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng trường học; thực trạng thiếu giáo viên so với định mức quy định của cấp tiểu học và THCS đang diễn ra ở đa số địa phương; hầu hết các tỉnh, thành phố đều gặp khó khăn khi thiếu nguồn tuyển giáo viên. Hơn nữa, việc tinh giản biên chế 10% theo lộ trình 5 năm gây khó khăn đối với ngành giáo dục; những khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, không đồng bộ; thiết bị dạy học theo chương trình GDPT 2018 chưa được cung cấp…
Về công tác lựa chọn sách giáo khoa cũng gặp khó khăn do chưa thực hiện bố trí kinh phí, chế độ cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo tham gia lựa chọn sách giáo khoa; chưa có sự thống nhất trong quy định về cách thức thực hiện lựa chọn sách của hội đồng lựa chọn sách các địa phương. Môn Tiếng Anh có quá nhiều đầu sách gây khó khăn trong giới thiệu, nghiên cứu và lựa chọn; danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 chưa được công bố đầy đủ làm ảnh hưởng đến tiến độ lựa chọn sách giáo khoa ở địa phương.
Trường THCS Hoa Hồng Bạch (Đông Hưng) nỗ lực thực hiện chương trình GDPT 2018.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định việc thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục theo chương trình GDPT 2018 được tiến hành sâu, rộng, tạo sự chuyển đổi toàn diện từ triết lý giáo dục cho tới định hướng và cách tiếp cận; nhiều vấn đề chưa có trong tiền lệ, nhất là về thực hiện xã hội hóa giáo dục, lựa chọn sách giáo khoa. Để thực hiện tốt các mục tiêu, đúng lộ trình của chương trình, đồng chí đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo có sự tham mưu cụ thể, dài hơi đến năm 2024. Trong đó, việc lựa chọn sách giáo khoa, biên soạn tài liệu giáo dục địa phương bảo đảm đạt được ý nghĩa của việc chọn một bộ sách và dùng nhiều bộ sách để tham khảo. Về vấn đề đội ngũ, thời gian tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với các bộ, ngành có thẩm quyền để sớm bổ sung chỉ tiêu biên chế, rà soát các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, chỉ đạo các trường sư phạm tăng cường đào tạo giáo viên các môn học đặc thù. Vì vậy, trước mắt, các địa phương cần vận dụng tối đa, linh hoạt các biện pháp giải quyết bài toán thiếu giáo viên cho các trường phổ thông, đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy học. Về đầu tư cơ sở vật chất cho dạy chương trình GDPT 2018, đồng chí yêu cầu các vụ, cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung định giá mua sắm các trang thiết bị dạy học theo danh mục.
Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu các địa phương, ngành giáo dục tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch, chủ động các phương án cho học sinh đi học trực tiếp an toàn, bảo đảm khung chương trình năm học.
Đặng Anh
Tin cùng chuyên mục
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Vũ Thư: Giành 62 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2023 -2024 10.05.2024 | 15:42 PM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
- Xã luậnPhát huy phẩm chất cao quý của nhà giáo Việt Nam 20.11.2023 | 08:33 AM
- Quỳnh Phụ: Tổng kết phong trào thi đua năm học 2022-2023 15.11.2023 | 15:37 PM
- Khai giảng khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh cấp THPT 04.11.2023 | 20:03 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật