Thứ 3, 23/07/2024, 05:27[GMT+7]

Trường THCS Lê Danh Phương Hoa thơm, trái ngọt mùa đầu

Thứ 2, 06/09/2010 | 08:03:16
2,586 lượt xem
Cũng vào dịp này năm ngoái, về dự khai trương trường THCS Lê Danh Phương và đón mừng năm học mới 2009 – 2010, rất nhiều đại biểu và những người từng quan tâm đến giáo dục mũi nhọn của huyện Hưng Hà đều vui.

Trường THCS Lê Danh Phương đón chào năm học mới

Bởi từ thời khắc này, giáo dục Hưng Hà sẽ có cơ hội để bứt phá đi lên. Từ đây, sẽ không còn một Hưng Hà luôn nằm ở tốp tận cùng của tỉnh về thành tích học sinh giỏi. Nghĩ và hy vọng vậy thôi, chứ ở thời điểm đó, phía trước vẫn còn 9 tháng, với biết bao bất thuật và thách thức. Đâu đã nghĩ đến “hoa thơm, trái ngọt”. Ai có thể khẳng định được có mùa vàng bội thu trên “cánh đồng” còn quá nhiều lo toan.

Hôm ấy, vào cuối tháng 8 năm 2009 và nói thật chính xác là ngày 25/8/2009 trên diễn đàn của ngày khai trường, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà – Nguyễn Hồng Chuyên đã nói rằng: “Trường THCS Lê Danh Phương ra đời, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn nói riêng và nhân dân huyện Hưng Hà nói chung, với một ước nguyện có ngôi trường giáo dục toàn diện chất lượng cao, tiên phong cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ươm mầm tài năng cho quê hương đất nước”.

Trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt này” đến hôm nay lại vang lên câu truyền tụng đã “khắc cốt ghi tâm” rằng: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”. Người đứng đầu chính quyền huyện đã chính thức đặt lên vai nhà trường, đặt lên vai các thầy, cô giáo trường THCS Lê Danh Phương bốn nhiệm vụ; trong đó, có ý tưởng mang tầm chiến lược định hướng lâu dài cho nhà trường là: “Tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, có những giải pháp mang tính đột phá trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Phấn đấu sớm trở thành trường chuẩn quốc gia”.

Đã qua những nắng, những mưa và cả những gian nan thuở “khai sinh lập địa”, gần 30 cán bộ quản lý, giáo viên và 419 học sinh, có thể tự hào rằng: Trường THCS Lê Danh Phương đã có “hoa thơm, trái ngọt mùa đầu”, với 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỷ lệ 99,76%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn toàn diện được phản ánh qua các con số làm ấm lòng người: Giành 5 giải đồng đội cấp tỉnh (tăng 4 giải so với năm học trước).

Trong đó, một giải đồng đội môn sinh lớp 9, hai giải nhì đồng đội tiếng Anh và ngữ văn lớp 9; một giải đồng đội môn địa lý 9 và giải khuyến khích đồng đội môn lịch sử 9. Góp công, góp sức đưa toàn đoàn huyện Hưng Hà xếp thứ 4 trong 8 huyện, thành phố, tăng ba bậc xếp hạng so với năm học trước. Toàn trường có 49 giải cá nhân gồm: 3 giải nhất, 16 giải nhì, 17 giải ba và 13 giải khuyến khích (Tăng 17 học sinh giỏi cấp tỉnh so với năm học trước).

Những gương mặt nhà giáo đã tận tâm, tận lực, hết mình chăm sóc cho vườn ươm tài năng, phải nhắc đến là cô giáo Trần Thị Thủy, thầy giáo Trần Văn Luyện (giải nhất môn sinh 9), cô giáo Lê Thị Thúy Hường, Trần Thị Thu Hoài (giải nhìn môn văn 9); thầy Phạm Minh Tuấn, Hoàng Anh Quyền (nhì môn tiếng Anh 9) và các cô giáo Tô Thị Thơm, Trần Thị Tuyết Lan (giải ba môn địa lý 9).

Tấm lòng của các thầy, cô; tri thức của các nhà giáo đã truyền lửa cho học sinh, thắp sáng ước mơ cháy bỏng cho thấy hệ hôm nay khát vọng được noi theo tấm gương cụ Bảng Đôn: 343 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, 49 em  học sinh giỏi cấp tỉnh. Đáng khen có các em Trần Khánh Linh, Đặng Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Phương Huyền... năm đầu vào học ở cái nôi ươm tài năng đã giành giải nhất cấp tỉnh trong môn sinh học lớp 9. Toàn trường có 15 học sinh đỗ thủ khoa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, với số điểm tuyệt đối 20/20. 24 em đạt 2 đến 3 giải học sinh giỏi cấp tỉnh và huyện ở các môn thi khác nhau.

Ở giáo dục đại trà đã có sự khác biệt rất rõ rệt, đó là chất lượng đồng đều, đây là điều mà gia đình và xã hội quan tâm. Lâu nay, người ta có quan niệm ở các “trường chuyên, lớp chọn” hay là phân hiệu chất lượng cao, thường có chuyện học lỏi, nghĩa là học để thi lấy giải, các môn học khác thường không cao, thậm chí còn kém so với môn chuyên. Nhưng ở trường THCS Lê Danh Phương thì 100% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi (86,16% giỏi, 13,84% khá) 100% lên lớp thẳng, 100% học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp 122/122 em thi đỗ vào lớp 10 THPT hệ công lập. Trong đó, 36 em được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT; 15 em thi đỗ vào lớp 10 THPT Chuyên của tỉnh và chuyên Quốc gia.

Trong báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 của Phòng GD -ĐT huyện Hưng Hà đánh giá thật sự công bằng: “Năm học qua, công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong hai trọng tâm mang tính đột phá của cấp học. Phòng đã chỉ đạo các trường tăng cường đầu tư về lực lượng giáo viên, cải tiến công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên giỏi và học sinh giỏi. Đặc biệt với sự tham mưu tích cực của phòng, trường THCS Lê Danh Phương đã được thành lập với vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện”.

Những lo toan của ngành, sự chăm sóc của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến thị trấn, cộng với khát vọng học tập của con trẻ... đã dệt nên bức tranh đẹp; làm nên một mùa vụ bội thu. Hẳn là không có nhiều nơi như ở trường THCS Lê Danh Phương; vừa ra đời đã thành danh, vừa gieo hạt đã gặt quả ngọt. 23 trong số 29 giáo viên, cán bộ quản lý là giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện và CSTĐ cấp cơ sở.

Tiếng trống khai trường năm học 2010 – 2011 đã lại điểm. Thầy và trò trường THCS mang tên nhà Bác học Lê Quý Đôn thủa thiếu thời, bước vào năm học với niềm tin vào tương lai, tin vào chính mình... khi hành trình đến tri thức đã đi đúng, chọn đúng.

Cũng vào dịp này năm ngoái, về dự khai trương trường THCS Lê Danh Phương và đón mừng năm học mới 2009 – 2010, rất nhiều đại biểu và những người từng quan tâm đến giáo dục mũi nhọn của huyện Hưng Hà đều vui. Bởi từ thời khắc này, giáo dục Hưng Hà sẽ có cơ hội để bứt phá đi lên.

Từ đây, sẽ không còn một Hưng Hà luôn nằm ở tốp tận cùng của tỉnh về thành tích học sinh giỏi. Nghĩ và hy vọng vậy thôi, chứ ở thời điểm đó, phía trước vẫn còn 9 tháng, với biết bao bất thuật và thách thức. Đâu đã nghĩ đến “hoa thơm, trái ngọt”. Ai có thể khẳng định được có mùa vàng bội thu trên “cánh đồng” còn quá nhiều lo toan.

Hôm ấy, vào cuối tháng 8 năm 2009 và nói thật chính xác là ngày 25/8/2009 trên diễn đàn của ngày khai trường, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà – Nguyễn Hồng Chuyên đã nói rằng: “Trường THCS Lê Danh Phương ra đời, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn nói riêng và nhân dân huyện Hưng Hà nói chung, với một ước nguyện có ngôi trường giáo dục toàn diện chất lượng cao, tiên phong cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ươm mầm tài năng cho quê hương đất nước”.

Trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt này” đến hôm nay lại vang lên câu truyền tụng đã “khắc cốt ghi tâm” rằng: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”. Người đứng đầu chính quyền huyện đã chính thức đặt lên vai nhà trường, đặt lên vai các thầy, cô giáo trường THCS Lê Danh Phương bốn nhiệm vụ; trong đó, có ý tưởng mang tầm chiến lược định hướng lâu dài cho nhà trường là: “Tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, có những giải pháp mang tính đột phá trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Phấn đấu sớm trở thành trường chuẩn quốc gia”.

Đã qua những nắng, những mưa và cả những gian nan thuở “khai sinh lập địa”, gần 30 cán bộ quản lý, giáo viên và 419 học sinh, có thể tự hào rằng: Trường THCS Lê Danh Phương đã có “hoa thơm, trái ngọt mùa đầu”, với 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỷ lệ 99,76%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn toàn diện được phản ánh qua các con số làm ấm lòng người: Giành 5 giải đồng đội cấp tỉnh (tăng 4 giải so với năm học trước).

Trong đó, một giải đồng đội môn sinh lớp 9, hai giải nhì đồng đội tiếng Anh và ngữ văn lớp 9; một giải đồng đội môn địa lý 9 và giải khuyến khích đồng đội môn lịch sử 9. Góp công, góp sức đưa toàn đoàn huyện Hưng Hà xếp thứ 4 trong 8 huyện, thành phố, tăng ba bậc xếp hạng so với năm học trước. Toàn trường có 49 giải cá nhân gồm: 3 giải nhất, 16 giải nhì, 17 giải ba và 13 giải khuyến khích (Tăng 17 học sinh giỏi cấp tỉnh so với năm học trước).

Những gương mặt nhà giáo đã tận tâm, tận lực, hết mình chăm sóc cho vườn ươm tài năng, phải nhắc đến là cô giáo Trần Thị Thủy, thầy giáo Trần Văn Luyện (giải nhất môn sinh 9), cô giáo Lê Thị Thúy Hường, Trần Thị Thu Hoài (giải nhìn môn văn 9); thầy Phạm Minh Tuấn, Hoàng Anh Quyền (nhì môn tiếng Anh 9) và các cô giáo Tô Thị Thơm, Trần Thị Tuyết Lan (giải ba môn địa lý 9).

Tấm lòng của các thầy, cô; tri thức của các nhà giáo đã truyền lửa cho học sinh, thắp sáng ước mơ cháy bỏng cho thấy hệ hôm nay khát vọng được noi theo tấm gương cụ Bảng Đôn: 343 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, 49 em  học sinh giỏi cấp tỉnh. Đáng khen có các em Trần Khánh Linh, Đặng Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Phương Huyền... năm đầu vào học ở cái nôi ươm tài năng đã giành giải nhất cấp tỉnh trong môn sinh học lớp 9. Toàn trường có 15 học sinh đỗ thủ khoa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, với số điểm tuyệt đối 20/20. 24 em đạt 2 đến 3 giải học sinh giỏi cấp tỉnh và huyện ở các môn thi khác nhau.

Ở giáo dục đại trà đã có sự khác biệt rất rõ rệt, đó là chất lượng đồng đều, đây là điều mà gia đình và xã hội quan tâm. Lâu nay, người ta có quan niệm ở các “trường chuyên, lớp chọn” hay là phân hiệu chất lượng cao, thường có chuyện học lỏi, nghĩa là học để thi lấy giải, các môn học khác thường không cao, thậm chí còn kém so với môn chuyên.

Nhưng ở trường THCS Lê Danh Phương thì 100% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi (86,16% giỏi, 13,84% khá) 100% lên lớp thẳng, 100% học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp 122/122 em thi đỗ vào lớp 10 THPT hệ công lập. Trong đó, 36 em được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT; 15 em thi đỗ vào lớp 10 THPT Chuyên của tỉnh và chuyên Quốc gia.

Trong báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 của Phòng GD -ĐT huyện Hưng Hà đánh giá thật sự công bằng: “Năm học qua, công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong hai trọng tâm mang tính đột phá của cấp học. Phòng đã chỉ đạo các trường tăng cường đầu tư về lực lượng giáo viên, cải tiến công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên giỏi và học sinh giỏi. Đặc biệt với sự tham mưu tích cực của phòng, trường THCS Lê Danh Phương đã được thành lập với vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện”.

Những lo toan của ngành, sự chăm sóc của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến thị trấn, cộng với khát vọng học tập của con trẻ... đã dệt nên bức tranh đẹp; làm nên một mùa vụ bội thu. Hẳn là không có nhiều nơi như ở trường THCS Lê Danh Phương; vừa ra đời đã thành danh, vừa gieo hạt đã gặt quả ngọt. 23 trong số 29 giáo viên, cán bộ quản lý là giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện và CSTĐ cấp cơ sở.

Tiếng trống khai trường năm học 2010 – 2011 đã lại điểm. Thầy và trò trường THCS mang tên nhà Bác học Lê Quý Đôn thủa thiếu thời, bước vào năm học với niềm tin vào tương lai, tin vào chính mình... khi hành trình đến tri thức đã đi đúng, chọn đúng.

Phạm Viết Thanh

  • Từ khóa