Giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Học sinh Trường THCS Minh Thành (Thành phố Thái Bình) trong giờ học.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đồng thời, Người còn chỉ rõ: "Việc giáo dục gồm có đức, trí, thể, mỹ”. Chính vì vậy, công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên… ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở cấp THPT mà ngay ở cấp tiểu học cũng đã xuất hiện những hiện tượng đáng báo động. Đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏ mà đã gây ra những hiểu lầm lớn rồi dẫn đến xô xát, đánh nhau. Không những thế, nhiều trường hợp không có tiền đi chơi game, các em đã lấy trộm tiền của ông, bà, bố, mẹ. Thậm chí, vì mê game mà có em đã vi phạm pháp luật như cướp của, giết người. Đây là những "con sâu" đang làm hoen ố nền giáo dục Việt Nam. Trách nhiệm không chỉ ở phía gia đình, nhà trường mà thuộc về toàn xã hội. Chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa để cứu các em ra khỏi những "hố đen" đó, trở thành những công dân tốt, có ích cho quê hương, đất nước.
Thực tế cho thấy, giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi tâm lý cha mẹ thường quan tâm đến việc học kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng sống, sẵn sàng chu cấp đầy đủ vật chất mà ít chăm lo về mặt tinh thần cho trẻ thì việc dạy đạo đức, lối sống trong nhà trường lại càng cần thiết. Việc làm này cần phải thực hiện ngay từ lúc còn trẻ nhỏ bởi ở lứa tuổi này, bài học đạo đức chỉ đơn giản là giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, nhà trường qua câu chuyện, bài học thực tế. Cùng với đó, giáo dục cho trẻ biết "kính trên, nhường dưới", biết giúp đỡ bạn bè theo tinh thần "Lá lành đùm lá rách"… Càng lớn, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với mọi tình huống trong cuộc sống, hình thành ý thức tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước cũng như các tai nạn khác.
Sau 5 năm triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đã có rất nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức tạo môi trường để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em, rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Để tiếp tục phát huy được kết quả này, các trường học cần tạo môi trường giáo dục văn hóa gắn với giáo dục đạo đức, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn mực phù hợp, trong đó đặc biệt lưu ý ý thức xây dựng và phát huy giá trị của gia đình. Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của mỗi con người, môi trường giáo dục gia đình là rất quan trọng trong mối quan hệ phối hợp với nhà trường và xã hội. Gia đình là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗi con người. Giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc là một việc làm rất cần thiết hiện nay.
Hàng năm, các trường học thường xuyên tổ chức các hội thi, các buổi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên…; kết hợp với tổ chức đoàn, đội tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi cắm hoa nghệ thuật… trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát biểu ý kiến của mình về những vấn đề các em đang quan tâm. Thông qua các hoạt động đó, rèn luyện cho các em kỹ năng nhận diện vấn đề; biết xác định tình huống, tự khẳng định; biết cách từ chối khi bị người xấu lôi kéo, dụ dỗ; xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống; biết tự chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai tệ nạn xã hội; giữ gìn an toàn giao thông; thói quen sinh hoạt tổ, nhóm trong học tập và các hoạt động giáo dục toàn diện.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, chính do việc thiếu kỹ năng sống và sự tác động từ mặt trái của xã hội khiến cho giới trẻ hình thành những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng không tốt đến tư duy và năng lực sáng tạo. Việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống sẽ góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bài, ảnh: Đặng Anh
Tin cùng chuyên mục
- Tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” 13.03.2025 | 09:44 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam