Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Tại Trường Mầm non Thái Nguyên (Thái Thụy), từ khuôn viên đến phòng học đều mát mẻ, sạch sẽ. Khuôn viên Trường được các cô giáo trồng cây xanh, trang trí nhiều hoa, đồ chơi từ vật dụng tái chế vừa đẹp mắt vừa giúp trẻ vận động, học tập, tìm hiểu môi trường xung quanh. Tại các nhóm lớp, giáo viên đã tạo dựng được môi trường lớp học thân thiện với nhiều màu sắc sinh động, trẻ được tham gia và tự khám phá ở các góc hoạt động như góc phân vai, góc xây dựng, góc sách truyện, góc thiên nhiên... Các góc hoạt động được sắp xếp gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ tự nhận góc chơi, tự chọn bạn chơi, đồ chơi yêu thích, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khám phá, trải nghiệm và thực hành, sáng tạo. Bà Phạm Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thái Nguyên cho biết: Mỗi trẻ là cá thể độc lập, riêng biệt, có khả năng nhận thức, sở thích, nhu cầu và hứng thú học tập khác nhau. Do đó, để phát huy tốt nhất hiệu quả giáo dục trẻ, cùng với chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động cho trẻ khi đến lớp, nhà trường còn tạo điều kiện cho các con “học bằng chơi” với nhiều hoạt động gần gũi, được hòa mình vào thiên nhiên, qua đó giúp trẻ tự tìm tòi, khám phá, phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Trường đã nghiêm túc triển khai và thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, chỉ đạo 100% nhóm lớp tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm, an toàn, thiết thực, hiệu quả với trẻ. Đặc điểm tâm lý của trẻ là học bằng chơi, chơi mà học; nên với mọi diện tích sân trường, lớp học đều bố trí các góc chơi, đồ chơi phù hợp; hình ảnh dán lên tường phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tầm với của trẻ.
Bà Phạm Thị Liễu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Thọ (thành phố Thái Bình) cho biết: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò người tổ chức, hỗ trợ các con trong lớp học, không làm thay trẻ mà chú trọng các hoạt động tương tác, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ lên các cấp học tiếp theo. Chính vì thế, từ khi triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, môi trường giáo dục của nhà trường có thay đổi rõ nét. Cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao nhận thức và năng lực quản lý; đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ. Trẻ luôn hào hứng, tích cực, mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động học tập, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo. Cha mẹ trẻ ngày càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Xanh, Trường Mầm non Bùi Hữu Diên, xã Chí Hòa (Hưng Hà) cho biết: Xây dựng trường mầm non an toàn, hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm được bắt đầu từ những giờ học và các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. Ví dụ, tiết học kỹ năng sống, cô dạy trẻ biết cách tự vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo, lấy đồ dùng chuẩn bị đi học, cất ba lô đúng nơi quy định, tự giác thu dọn đồ chơi gọn gàng, cất ghế khi ra về, không đi theo người lạ... Hay như tiết hoạt động góc, cô cho trẻ tự nhận góc chơi, tự chọn bạn chơi, đồ chơi yêu thích... giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khám phá, hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi...). Tiết học khám phá khoa học giúp trẻ hình thành kỹ năng biết quan sát, lắng nghe, biết đặt câu hỏi. Tiết học tạo hình giúp trẻ nhận biết màu sắc, hình khối...
Hiện nay, 100% trường mầm non trên địa bàn tỉnh đều tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung, chủ đề học tập theo hình thức lấy trẻ làm trung tâm. 100% giáo viên mầm non đã chủ động lựa chọn các nội dung để xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ và điều kiện của lớp, của trường; linh hoạt trong áp dụng các phương pháp đổi mới để tổ chức các hoạt động giáo dục; tăng cường tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ việc triển khai chuyên đề của ngành đã góp phần tạo môi trường học tập chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Trẻ em Trường Mầm non Thái Nguyên (Thái Thụy) trong giờ hoạt động góc.
Xuân Phương
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
- Xã luậnPhát huy phẩm chất cao quý của nhà giáo Việt Nam 20.11.2023 | 08:33 AM
- Quỳnh Phụ: Tổng kết phong trào thi đua năm học 2022-2023 15.11.2023 | 15:37 PM
Xem tin theo ngày
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy