Thứ 3, 23/07/2024, 03:30[GMT+7]

Hướng tới mục tiêu “cả tỉnh là một xã hội học tập”

Thứ 6, 01/10/2010 | 09:04:51
1,886 lượt xem
Gắn học với hành nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và hướng tới nền kinh tế tri thức.

Phấn đấu vì mục tiêu “Xây dựng” cả tỉnh trở thành một xã hội học tập” là yêu cầu bức thiết đặt ra của cuộc sống và nguyện vọng chính đáng của người dân. Ảnh: Thành Tâm

Ngày 26/8/2010, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt đề án: “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2015”. Đây là một quyết định hết sức quan trọng, tiền đề để hướng tới mục tiêu: Cả tỉnh là một xã hội học tập” tương lai gần.

 

Mục tiêu tổng quát của Đề án là: Xây dựng xã hội học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên – liên tục – suốt đời.

 

Gắn học với hành nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và hướng tới nền kinh tế tri thức.

 

Các cơ quan và những người có trách nhiệm khi soạn thảo đề án đã rất cân nhắc và thận trọng khi đưa ra mục tiêu cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng được mô hình “xã hội học tập” huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, ngành, cơ quan, trường học, xí nghiệp... đạt các tiêu chí cơ bản: trên 60% số cháu vào nhà trẻ, trên 95% số cháu học mẫu giáo; năm học 2010 – 2015 đạt phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.

 

Củng cố vững chắc kết quả xã mù chữ, kết quả phổ cập THCS cho thanh niên đến 18 tuổi. Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 trở lên đạt 98% (trong đó, độ tuổi từ 15 đến 45 đạt 99%).

 

100% đơn vị xã, phường thị trấn phổ cập THCS cho thanh niên đến 25 tuổi và phổ cập trình độ tiểu học cho thanh niên, cán bộ, đảng viên cơ sở. 100% cán bộ cấp xã, huyện được học tập bồi dưỡng kiến thức về quản lý pháp luật, KT-XH.

 

100% cán bộ cơ quan nhà nước được tham gia các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trên 85% số người lao động được tiếp cận hưởng thụ các chương trình bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Thực hiện thắng lợi mục tiêu của kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước tại Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015. mục tiêu cũng đề cập đến việc nâng cao năng lực điều hành, quản lý gồm: 100% cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh, huyện được ứng dụng đồng bộ các chương trình hỗ trợ quản lý, điều hành và tác nghiệp.

 

100% các sở, ngành, UBND huyện, thành phố có cổng thành phần kết nối vào cổng thông tin điện tử của tỉnh. Xây dựng được các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trọng điểm phục vụ sự điều hành quản lý của các cơ quan nhà nước. 100% các cơ quan, cán bộ công chức làm việc trên máy tính đều có hộp thư điện tử và thực hiện trao đổi thông tin tác nghiệp qua mạng internet.

 

100% các văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật qua cổng thông tin điện tử phục vụ nhân dân tra cứu, khai thác ứng dụng đồng bộ các phần mềm “một cửa”, “một cửa liên thông” các chương trình hỗ trợ quản lý và điều hành tác nghiệp. 85% người dân sử dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến, 100% người lao động biết về các dịch vụ này. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục, y tế và hệ thống các dịch vụ công cộng, các dịch vụ gia tăng.

 

Để đạt các mục tiêu trên, đề án đề ra 5 nhiệm vụ chủ yếu để xây dựng xã hội học tập bao gồm: Củng cố hoàn thiện mạng lưới trường mầm non, tiểu học, THCS...

 

Xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên liên tục – suốt đời của mọi người. Đa dạng hóa các hình thức học tập với thời gian học tập linh hoạt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được học tập.

 

Xây dựng phong trào “cả tỉnh trở thành một xã hội học tập”, trong đó, phát động phong trào xây dựng “gia đình hiếu học” là tế bào của xã hội học tập với 3 tiêu chí; xây dựng phong trào “dòng họ khuyến học” ở các cụm dân cư, cũng với 3 tiêu chí. Xây dựng tổ dân phố, làng văn hóa – sức khỏe – học tập đạt 3 tiêu chí tốt... Nhiệm vụ thứ 5 được đặt ra là: Thực hiện thắng lợi nội dung cơ bản của kế hoạch ứng dụng cộng nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tại Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 về hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT, về đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT.

 

Đề án cũng nêu 3 giải pháp chính là: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về chủ trương xây dựng “cả tỉnh trở thành một xã hội học tập” để mọi người, cơ quan, tổ chức... nhận thức rõ, đồng tình, ủng hộ và có trách nhiệm tích cực tham gia.

 

Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND các cấp tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống các TTGDTX đến năm 2015. Để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra, Đề án xây dựng “cả tỉnh trở thành xã hội học tập” được chia thành từng giai đoạn: từ năm 2010 – 2011, củng cố và nâng cao chất lượng của BCĐ các cấp.

 

Sở Tài chính và các ngành tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện Thông tư 96 của Bộ Tài chính. Hội khuyến học phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở GD-ĐT tổ chức triển khai mô hình điểm để rút kinh nghiệm... Từ năm 2012-2015, tập trung vào 5 nhiệm vụ. Trong đó, có việc tổ chức hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Đề án: “Xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm HTCĐ”.

 

Phấn đấu vì mục tiêu “Xây dựng” cả tỉnh trở thành một xã hội học tập” là yêu cầu bức thiết đặt ra của cuộc sống và nguyện vọng chính đáng của người dân. Liệu đến năm 2015 đề án này thực hiện được đến đâu, đòi hỏi sự nỗ lực, vào cuộc của tất cả các cấp, ngành và của mọi người dân.

Phạm Viết Thanh

  • Từ khóa