Sự học - Nhìn từ phong trào đến phong trào
Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận học bổng từ các đơn vị tài trợ.
Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra một loạt sắc lệnh thanh toán nạn mù chữ và thành lập nha bình dân học vụ. Đến tháng 10/1945, Bác tiếp tục ra lời kêu gọi chống nạn thất học. Bác viết: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí… Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo… Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử. Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp đỡ”. Lời kêu gọi của Bác là lời hiệu triệu toàn dân, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc để trong giai đoạn đầy khó khăn vừa kháng chiến vừa kiến quốc nhân dân cả nước vẫn ra sức học tập, diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ.
Tại Thái Bình, từ cuối năm 1945, phong trào xóa nạn mù chữ đã được triển khai sâu rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn. Ban bình dân học vụ được thành lập ở các huyện, xã. Các hình thức khẩu hiệu, ca dao, hò vè, kịch ngắn… được dùng để tuyên truyền, vận động người dân tới lớp.
Từng tham gia dạy bình dân học vụ, giờ đây, dù đã ở tuổi 92 song ông Đặng Văn Hồng, thôn Lương Đống, xã Đông Giang (Đông Hưng) vẫn nhớ như in niềm vui, sự hào hứng của những người dân lúc ấy khi được học chữ quốc ngữ.
Ông Hồng chia sẻ: Đất nước độc lập, người dân phấn khởi nên khi phong trào bình dân học vụ được phát động mọi người hưởng ứng ngay. Ban ngày sản xuất, đến tối người dân tới lớp chong đèn dầu học chữ. Hầu hết mỗi thôn trong xã đều có một lớp. Lớp học được tổ chức tại nhà dân, đình, chùa, thu hút đủ mọi lứa tuổi tham gia. Không có bàn ghế, mọi người tháo cánh cửa xuống làm bàn học. Để học chữ, người dân sử dụng mọi thứ có thể từ lá chuối, mo nang, gạch non, mặt đất, tường nhà, cánh cửa, phản gỗ… Dù học tập trong điều kiện thiếu thốn song phong trào rất sôi nổi, ai cũng hăng say. Sau vài tháng học tập, người dân có thể biết đọc, viết chữ quốc ngữ.
Lớp bình dân học vụ tại xã An Vinh (Quỳnh Phụ). Ảnh tư liệu
Giai đoạn 1946 - 1949 là thời gian sôi động nhất của chiến dịch diệt giặc dốt. Ngay cuối năm 1947, nhiều địa phương như An Bài, Vạn Thắng (Quỳnh Phụ) và Duyên Trang, Nhâm Lang (Hưng Hà)… được công nhận hoàn thành xóa nạn mũ chữ. Đến tháng 8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen huyện Quỳnh Côi là huyện thanh toán nạn mù chữ đầu tiên trong toàn quốc. Năm 1949, Thái Bình là một trong hai tỉnh thanh toán nạn mù chữ sớm nhất cả nước, vinh dự được Bác Hồ tặng sổ vàng lưu niệm.
Từ nền tảng bình dân học vụ, qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, tỉnh ta đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả phong trào học tập cộng đồng để nâng cao dân trí. Để đáp ứng nhu cầu học của những đối tượng ngoài nhà trường, hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng được thành lập. Người dân các xã, phường, thị trấn có thể trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ qua các lớp học được tổ chức thường xuyên tại trung tâm học tập cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy”, những năm trở lại đây, trung bình mỗi năm các trung tâm học tập cộng đồng trong tỉnh huy động được khoảng 1,5 triệu lượt người theo học. Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có lượng người học tại trung tâm học tập cộng đồng cao nhất cả nước.
Học sinh Trường Mầm non Nam Cường (Tiền Hải).
Năm 2014, Thái Bình là 1 trong 8 tỉnh của cả nước được chọn triển khai thí điểm đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 281). Sau một năm triển khai, 100% mô hình thí điểm thuộc chỉ đạo của trung ương và trên 97% mô hình thí điểm thuộc chỉ đạo của tỉnh đạt chuẩn theo bộ tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị. Từ kết quả trên, Đề án 281 được triển khai đại trà, nhân rộng các mô hình học tập ra toàn tỉnh. Đến cuối tháng 6/2017, toàn tỉnh đã có 371.308/550.688 gia đình đăng ký gia đình học tập; 3.388/5.584 dòng họ đăng ký dòng họ học tập; 1.549/2.003 thôn, tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập; 1.100/1.254 cơ quan, trường học trực thuộc xã đăng ký đơn vị học tập. Các mô hình học tập là động lực thôi thúc người dân trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập suốt đời. Nhờ đó, ở ngành nghề, lĩnh vực nào cũng xuất hiện những tấm gương tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo, đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân Thái Bình vẫn học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời. Đó là học thường xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề, học làm người; học để biết, để làm việc, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” 13.03.2025 | 09:44 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam