Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 15 bậc trên BXH các đại học châu Á
Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam góp mặt 7 trường đại học là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa HN, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế. Trong đó, ĐHQG Hà Nội xếp thứ nhất (trong các trường ĐH Việt Nam) với vị trí 124 (tăng 15 bậc so với vị trí 139 năm 2018).
Bảng xếp hạng năm nay đã mở rộng tới 505 trường với 92 trường lần đầu tiên được xuất hiện, trong số này có ĐH Tôn Đức Thắng của Việt Nam.
Tháng 6/2018 vừa qua, Tổ chức xếp hạng QS cũng đã công bố kết quả xếp hạng thế giới năm 2019. Theo đó, lần đầu tiên 2 ĐHQG của Việt Nam có tên trong top 1000 các đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù kết quả còn khá kiêm tốn nhưng đây là một bước tiến dài trong quá trình hội nhập của đại học Việt Nam.
Năm 2013, Việt Nam mới chỉ có 2 ĐHQG có tên trong nhóm 201+ của bảng xếp hạng. Sau 5 năm, ĐHQG Hà Nội đã vượt lên hơn 76 bậc và Việt Nam đã có thêm 5 trường đại học được xếp hạng.
Ngoài ra, hệ thống xếp hạng giáo dục đại học quốc tế UniRank cũng vừa công bố Bảng xếp hạng 67 trường đại học tại Việt Nam năm 2018.
Theo bảng xếp hạng này, ĐHQG Hà Nội đứng vị trí thứ nhất. Các vị trí tiếp theo lần lượt gồm: ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH FPT, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TPHCM); ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM), ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM).
UniRank là hệ thống xếp hạng giáo dục ĐH quốc tế đánh giá và xếp hạng hơn 13.600 trường ĐH của 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
UniRank khai thác cơ sở dữ liệu lớn, đo lường các chỉ số dựa trên nền tảng website. Các trường được xếp hạng thỏa mãn các điều kiện sau: Được cấp phép và/hoặc được công nhận kiểm định bởi tổ chức có liên quan đến giáo dục đại học hợp pháp của Việt Nam; cấp bằng đại học thời gian đào tạo ít nhất 4 năm (bằng cử nhân) hoặc sau đại học (thạc sĩ hoặc tiến sĩ); thực hiện phương thức đào tạo trực tiếp.
Từ năm 2005, UniRank thực hiện xếp hạng các ĐH thế giới thường niên dựa trên cơ sở dữ liệu website do chính UniRank khảo sát, nghiên cứu, đánh giá độc lập; không chịu ảnh hưởng và không phụ thuộc vào dữ liệu của các trường cung cấp.
Theo chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” 13.03.2025 | 09:44 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
Xem tin theo ngày
-
Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn