Thứ 5, 12/12/2024, 14:31[GMT+7]

Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thứ 3, 19/01/2021 | 08:23:33
2,998 lượt xem
Ngân hàng thế giới WB một lần nữa nhấn mạnh điều này trước những chỉ số tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối năm 2020.

(Ảnh: UEF)

Theo báo cáo của WB, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với mức 7,0% trong năm 2019, nhưng Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong đại dịch.

Trong cơ cấu ngành, đáng chú ý theo WB, nông nghiệp là ngành có khả năng chống chịu tốt nhất với tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,68%, cao hơn khoảng 0,67 điểm phần trăm so với năm 2019.

Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ là 2 điểm sáng khác của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2020.

Theo đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng 12, trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch. Vào tháng 12/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng trở lại sau đợt sụt giảm ngắn trong tháng 11. Chỉ số này đã tăng 11,1% (so với cùng kỳ năm trước), là mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 2. Ngoài ra, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng từ 49,9 trong tháng 11 lên 51,7 trong tháng 12, báo hiệu sự mở rộng của ngành công nghiệp chế biến.

Cùng với đó, doanh số bán lẻ (SA) tăng trưởng ở mức 9,4% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 12/2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 2/2020.

Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới - Ảnh 1.

Việt Nam thặng dư thương mại 19,3 tỷ USD trong năm 2020 (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì được đà tăng. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tháng 12 (SA) lần lượt tăng 17,8% và 23,1% (so với cùng kỳ năm trước), ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 tháng 2/2020. Do đó, cán cân thương mại hàng hóa (SA) của Việt Nam đạt 279,6 triệu USD vào tháng 12/2020, tiếp tục chuỗi thặng dư trong 8 tháng và kết thúc năm với tổng thặng dư kỷ lục 19,3 tỷ USD.

Tuy nhiên một điểm đáng chú ý là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chậm lại trong tháng 12. Vốn FDI đăng ký đạt khoảng 2,1 tỷ USD vào tháng 12/2020, thấp hơn khoảng 28,9% so với tháng trước và thấp hơn 66,3% so với tháng 12 năm trước. Tính chung, Việt Nam đã thu hút được hơn 28,5 tỷ USD vốn FDI trong năm 2020, thấp hơn khoảng 25% so với năm 2019, nhưng đây vẫn là một thành tựu lớn do UNCTAD dự báo dòng vốn FDI vào Đông Á sẽ giảm 30-45% vào năm 2020.

Theo vtv.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày