Chủ tịch nước chủ trì họp phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của BCĐ. Ảnh: VGP/ Lê Sơn.
Ngày 29/4, tại Hà Nội, BCĐ Cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng BCĐ Cải cách tư pháp Trung ương.
Cùng dự phiên họp có các Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên BCĐ Cải cách tư pháp Trung ương: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Dự phiên họp còn có các thành viên BCĐ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Phiên họp thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật”, đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” do Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp trình và đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật” do Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT chuẩn bị.
Tại phiên họp, BCĐ đã thống nhất, việc thực hiện đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật” và đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” đã được Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp chỉ đạo tổng kết nghiêm túc, toàn diện.
Sau hơn 7 năm thực hiện đề án, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM đã có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt, từng bước mở rộng quy mô đào tạo, chú trọng hoàn thiện giáo trình, đổi mới phương pháp đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học có chuyến biến tích cực. Đội ngũ giảng viên ngày càng được tăng cường, chất lượng được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập được được quan tâm, đầu tư trọng điểm. Hợp tác, trao đổi đào tạo cán bộ pháp luật trong và ngoài nước được tăng cường, mở rộng.
Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ hơn về những tồn tại, hạn chế, bất cập về tổ chức, hoạt động của hai trường, trong đó cần làm rõ trách nhiệm của Bộ Tư pháp và Bộ GD&ĐT trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo luật, nhất là trong bối cảnh cho các trường tự chủ đào tạo, tạo môi trường thuận lợi cho hai trường phát triển xứng đáng là trường trọng điểm đào tạo nhân lực về pháp luật, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội.
Về kiến nghị tiếp tục thực hiện đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” đến năm 2030, BCĐ cho rằng, để có cơ sở đề xuất cho tiếp tục thực hiện đề án, cần làm rõ hơn lý do của việc đề xuất. Trong đó xác định cụ thể phạm vi đào tạo, đối tượng đào tạo phù hợp với bối cảnh hiện nay. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, nhất là các nhiệm vụ đào tạo 3 chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nhằm trang bị mặt bằng kiến thức chung cho các chức danh tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán từ các chức danh tư pháp khác. Đào tạo luật sư chất lượng cao, đào tạo chương trình tiếng Anh pháp lý cho luật sư và cán bộ tư pháp đủ năng lực tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Đối với đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật”, BCĐ cho rằng, đề án cần đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật, nhất là những hạn chế, khó khăn, vướng mắc về thể chế; số lượng, chất lượng giảng viên; chất lượng tuyển sinh đầu vào, giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất của của từng cơ sở đào tạo cử nhân luật... dựa trên các tiêu chí nhất định và theo loại hình cơ sở đào tạo.
Ngoài các giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo mà đề án đã đưa ra, cần bổ sung các giải pháp cụ thể, có tính đột phá, khả thi để kiểm soát chất lượng đào tạo luật một cách thực chất, hiệu quả, như rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi cả nước bằng cơ chế kiểm soát, đánh giá chất lượng, năng lực, uy tín của các đơn vị đào tạo luật nhằm chấn chỉnh, sắp xếp lại hợp lý theo hướng siết chặt công tác đào tạo cử nhân luật, thu gọn và chỉ duy trì các cơ sở có đủ năng lực, uy tín.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, việc triển khai đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật”, “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” đã có nhiều kết quả tích cực, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng, khát vọng vươn lên của các cơ sở đào tạo và xây dựng được thương hiệu, uy tín của các trường trong lĩnh vực đào tạo pháp lý, các chức danh tư pháp. Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đối với 2 đề án nói trên, đề xuất các mục tiêu cụ thể đối với từng đề án sao cho phù hợp với thực tiễn, bối cảnh mới.
Đối với đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật”, Chủ tịch nước yêu cầu xây dựng theo định hướng của các thành viên của BCĐ. Theo đó, Bộ GD&ĐT cần đặt ra thời hạn cụ thể để hoàn thành việc sắp xếp cơ bản 95 cơ sở đào tạo luật trong cả nước; quy định rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn về đào tạo; ban hành các chuẩn đầu vào, chuẩn chương trình, giáo viên, giáo án, giáo trình… từ đó đối chiếu, rà soát, đánh giá. Những cơ sở không đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn đề ra thì phải dừng đào tạo lĩnh vực này.
Chủ tịch nước cũng lưu ý, cần quan tâm đến việc đào tạo phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghiệp vụ trong quá trình giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TPHCM và Học viện Tư pháp sao cho đảm bảo hình thành nguồn nhân lực phát triển ngành tư pháp trong sạch, lành mạnh, chất lượng cao. Đẩy mạnh hơn nữa mô hình đào tạo theo hướng Nhà nước đưa ra các tiêu chí đào tạo đi đôi với kiểm định chất lượng chặt chẽ, đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động đào tạo pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Theo: baochinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ hội Thành Tuyên 24.09.2023 | 13:53 PM
- Chủ tịch nước thăm gia đình cựu tù chính trị và người có công tại Côn Đảo 19.07.2023 | 17:08 PM
- 67 tác phẩm báo chí đạt Giải Diên Hồng lần thứ nhất 09.06.2023 | 22:24 PM
- Long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt 9682023 và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023 29.04.2023 | 00:25 AM
- Thượng tướng Đào Đình Luyện được đặt tên phố trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội 03.04.2023 | 02:57 AM
- Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái: Lan tỏa mô hình phát triển của Bình Dương đến các tỉnh, thành trong cả nước 26.03.2023 | 07:09 AM
- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) 16.12.2022 | 02:43 AM
- Tích cực đổi mới, nâng cao năng lực định hướng, hiệu quả tuyên truyền gắn với việc mua, đọc, làm theo báo, tạp chí của Đảng 09.11.2022 | 20:37 PM
- Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022): Trọn đời vì sự nghiệp cách mạng 06.09.2022 | 08:36 AM
- Báo Hà Tĩnh long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu 26.08.2022 | 15:15 PM
Xem tin theo ngày
-
Phấn đấu gieo trồng cây màu vụ đông đạt 38.500ha trở lên
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023
- Thái Bình: GRDP ước tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2022
- Tiếp tục tham mưu sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị
- Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ra
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà thiếu niên, nhi đồng nhân dịp tết Trung thu
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà thiếu nhi xã Phú Lương nhân dịp tết Trung thu
- Thống nhất thông qua danh sách 133 tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng các cấp
- Chuẩn bị tổ chức giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day”