Thứ 3, 03/09/2024, 07:19[GMT+7]

Những điều cần biết về bệnh Sốt xuất huyết

Thứ 3, 07/08/2012 | 15:15:34
1,696 lượt xem
Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam. Đây là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi hút máu người bệnh, truyền virus sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, có hai loài muỗi truyền bệnh SXH Dengue là muỗi Aedes aegypti và mỗi Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là muỗi Aedes aegypti.

* Bệnh SXH là gì?
Đó là một bệnh nhiễm trùng do virus Dengue gây ra. Nó gây ra sốt, xuất huyết, truỵ tim mạch và có thể tử vong nếu không xử trí kịp thời và đúng đắn.

Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền từ người bệnh sang người lành bởi con muỗi vằn Aedes aegypty .Muỗi thường sống xung quanh nhà. Muỗi cái thường hút máu người bệnh vào ban ngày và chích vào người lành làm lây lan bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là từ 2 – 9 tuổi. Tuy nhiên ngày nay cũng thường thấy bệnh xảy ra ở cả người lớn nữa!

* Đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH
Nhìn bằng mắt thường thấy muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng. Muỗi đẻ trứng, sinh sản ở các ao tù, vũng nước đọng hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà, như: bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây...; các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước, như: lọ hoa, bát kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

Virus gây bệnh: Virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 tuýp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu người bệnh có nhiều virus. Muỗi hút máu người bệnh, sau 8-12 ngày có thể truyền bệnh, khả năng truyền bệnh là suốt đời của con muỗi đó.

Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời nhưng chỉ với tuýp virus Dengue gây bệnh chứ không được miễn dịch bảo vệ chéo với các tuýp virus khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với tuýp virus Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể diễn biến nặng do xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng, người bệnh có thể tử vong.

* Dấu hiệu nhận biết bệnh SXH tại nhà
Thể bệnh nhẹ: (Thường là thể sốt dengue, gặp ở mọi lứa tuổi, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong).

- Sốt cao đột ngột 39 - 400C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt kèm theo đau nhức mình mẩy, nhức đầu, đau khớp, chán ăn, ói mửa, đau họng..
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt.
- Đau bụng vùng thượng vị (vùng bụng ở ngay dưới mũi xương ức), hoặc đau vùng dưới bờ sườn bên phải. Nếu sờ dưới bờ sườn phải có thể thấy gan to.
- Có thể có nổi mẩn, phát ban,nếu dùng dây garot thắt cánh tay khoảng 5 – 10 phút thì sẽ thấy xuất hiện các nốt xuất huyết rất nhiều, có khi tạo thành mảng..

(Còn nữa)

Trung tâm TT - GDSK Thái Bình

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày