Chủ nhật, 30/06/2024, 19:50[GMT+7]

Bệnh tăng huyết áp

Thứ 5, 06/09/2012 | 11:08:02
1,414 lượt xem

Thông tin dành cho bệnh nhân:
Huyết áp được quết định bởi lượng máu mà tim bơm đi và sức cản dòng chảy của máu trong động mạch. Tim bơm máu càng nhiều và động mạch càng hẹp thì huyết áp sẽ càng cao, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh Cao huyết áp.

Nguyên nhân:
* 90 – 95% là vô căn, còn gọi là tăng HA tiên phát.
* Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân: bệnh thận mạn tính, hẹp eo ĐM chủ, hội chứng Cushing, do thuốc hoặc liên quan đến thuốc, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng HA do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp.
* Giả thuyết về tăng HA vô căn: Ăn nhiều muối, giảm lượng cầu thận, Stress, thay đổi về gene, béo phì, yếu tố nội mạc nich máu.

Triệu chứng:
* Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
* Một số có TC nhức đầu, mặt phừng đỏ, mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm.
* Đôi khi phát hiện tăng HA qua một tai biến nào đó :”Tên giết người thầm lặng”.
* Khám: Có thể không có TC nào cả, đôi khi có âm thổi tâm thu nhẹ ở đáy tim, có T4, có thể thấy TC của tổn thương cơ quan đích.

Biến chứng:
 Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm lặng lẽ nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như: Tim mạch, não, thận, mắt.
* Tim:Cao huyết áp gây phì đại tim, dày thất trái, suy tim trái và các bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim cơn đau thắt ngực và nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim. Phát hiện bằng khám lâm sàng, ECG, Siêu âm tim.
* Tại não: Nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,cơn thoáng thiếu máu não, sa sut trí tuệ, gây liệt nửa người.
* Thận: Tiểu đạm, ngay cả tiểu đạm vi thể, Suy thận mạn.
 Khảo sát bằng Creatinine trong máu, định lượng đạm/nước tiểu
* Mắt: Tổn thương đáy mắt được biểu hiện 4 giai đoạn khi soi đáy mắt hậu quả là mờ mắt, mù.

Bệnh tăng huyết áp có thể kiểm soát được, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc như sau:
1. Theo dõi huyếp áp: và khám định kỳ 1 - 2 lần/tuần hoặc
theo dõi hàng ngày, tuỳ theo mức độ bệnh.
2. Giảm cân: bệnh nhân tăng huyết áp phải có trọng lượng thích hợp, tránh quá cân, béo phì. Quá cân khi chỉ số cơ thể (BMI) = 23, béo phì khi BMI = 25. BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m2)
3. Giảm bớt lượng muối: cần giảm muối chứ không phải ăn nhạt hoàn toàn, mỗi người chỉ cần 2 - 6g muối/ngày. Mỗi ngày chúng ta tiêu thụ từ 12 - 16g muối. Như vậy, có thể giảm hơn 1/2 lượng muối dùng hàng ngày mà vẫn đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
4. Bỏ thuốc lá: thuốc lá không chỉ làm tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ mà còn là một tác nhân nguy hiểm gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... Vì vậy bỏ thuốc lá là yêu cầu đối với mọi người.

5. Giảm lượng rượu uống vào: đối với nam lượng rượu tiêu thụ hàng ngày không quá 30mml whissy hoặc 360ml bia, tức là 1 lon bia. Nữ và những người nhẹ cân dùng 1/2 lượng trên.
6. Tập thể dục đều đặn giúp giảm huyết áp, giảm cân, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường hô hấp. Nên bắt đầu từ từ rồi tăng dần khối lượng, quan trọng là tạo thói quen tập đều đặn. Đi bộ, chạy bộ đạp xe, bơi lội... đều có ích. Tập khoảng 30 - 60 phút mỗi lần, ít nhất 4 ngày trong tuần, ngừng tập khi thấy mệt.
7. Khám kiểm tra: tuân thủ điều trị các bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid... nếu mắc các bệnh này.
8. Tránh làm việc căng thẳng, stress
9. Đảm bảo giấc ngủ 7 -8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya, dậy sớm.
10. Phải uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp đều đặn (Amlor, Angioten, Dorover, V-Bloc…), không tự ý bỏ thuốc dù cảm thấy khoẻ mạnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi huyết áp < 140/90 mmHg vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để duy trì mức huyết áp này.

Trung tâm TT - GDSK Thái Bình 


  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày