Hà Nội: Ca thứ 2 tử vong do sốt xuất huyết, bác sĩ khuyến cáo không tự điều trị tại nhà
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trước đó, bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, đau mỏi người nên đã tự mua thuốc điều trị tại nhà. Nhưng đến ngày thứ 5 bệnh nhân mới nhập viện thì phát hiện ra sốt xuất huyết và suy gan thận. Các bác sĩ đã tiến hành lọc máu, hồi sức tích cực. Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân quá nặng nên không qua khỏi.
Đây là ca bệnh tử vong thứ 2 tại Hà Nội trong vòng nửa tháng nay, đều tự điều trị tại nhà. Trước thực tế này, các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo: Khi có triệu chứng của sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay cơ sở y tế tránh những biến chứng nguy hiểm, không tự ý điều trị bệnh tại nhà.
Hiện tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới đang tiếp nhận và điều trị cho 5 bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Theo các bác sĩ, đây là mùa cao điểm nên người dân cần lưu ý phòng tránh muỗi đốt, dọn dẹp vệ sinh nơi ở không để phát sinh các ổ loăng quăng, bọ gậy.
Với những người mắc sốt xuất huyết, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Từ ngày thứ 4 là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nhiều người bệnh thường nghĩ bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi, nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng. Đầu tiên là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Tiếp theo là xuất huyết do giảm tiểu cầu. Biểu hiện của biến chứng này rất đa dạng, nhẹ thì xuất huyết dưới da, nặng hơn một ít có chảy máu chân răng, chảy máu cam, ở phụ nữ có hiện tượng hành kinh bất thường. Đối với các trường hợp đặc biệt, nhất là bị các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ gan, dạ dày… có thể sẽ bị xuất huyết nội tạng. Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên bệnh lây theo đường máu. Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, nhưng thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành, điều trị không kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị, nên phòng bệnh là giải pháp tốt nhất. |
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng 11.10.2024 | 16:11 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám