Đề phòng mắc bệnh từ thú cưng
Để thú cưng không là nguồn lây bệnh, bạn phải vệ sinh chúng sạch sẽ thường xuyên. Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Văn Đề - Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội) khuyến cáo, việc ôm ấp chó mèo gây rất nhiều bệnh nguy hiểm như: Sán dây chó, giun đũa, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Ở Việt Nam càng ngày càng phát hiện nhiều bệnh nhân lây nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo với bệnh cảnh lâm sàng hết sức phức tạp.
Đã có nhiều trường hợp ấu trùng giun đũa chó vào não gây nhiều triệu chứng thần kinh khiến thầy thuốc dễ nhầm với bệnh của hệ thống thần kinh hay do nguyên nhân khác gây nên tại não hoặc bị dị ứng kéo dài mà không xác định được nguyên nhân khác.
Nhiều ký sinh trùng gây bệnh ở chó mèo
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, chó mèo có thể bị rất nhiều loài ký sinh trùng ký sinh, trong đó có một số loài truyền lây sang người. Đường lây truyền của những loại ký sinh trùng này cũng khác nhau. Chẳng hạn sán dây chó Dipylidium caninum thường sống ký sinh ở chó nhà, chó rừng, mèo nhà, mèo rừng, cáo, linh cẩu, nhím. Khi bị nhiễm sán chó, cơ thể thường xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ngứa, nóng sốt, ho… Nếu sán chó lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn; đến mắt gây viêm xung quanh mắt, thậm chí gây bệnh ở võng mạc có thể làm mù lòa; các thể sán này còn có thể đến não bộ và gây viêm não hoặc nằm ký sinh dưới da và có thể di chuyển đến nhiều vùng dưới da trong cơ thể, tạo nên những cục u với sự tập trung một lượng lớn các thể nang sán chó.
Giun đũa chó mèo Toxocara ký sinh ở ruột non của chó, mèo là loại con người dễ bị lây nhiễm nhất. Chúng đẻ trứng theo phân ra ngoài và chó/mèo ăn phải trứng sẽ bị nhiễm giun trưởng thành. Có trường hợp ấu trùng giun qua nhau thai hay sữa từ chó mẹ sang chó con. Con người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo là do ăn phải trứng giun này. Vào dạ dày, trứng được giải phóng ấu trùng và ấu trùng này xuyên qua thành ruột vào máu rồi di chuyển đến ký sinh ở nhiều phủ tạng trong cơ thể như gan, phổi, mắt, não… gây nên những ổ chứa ấu trùng giun với tổ chức viêm dễ nhầm với các khối u di căn.
Ngoài ra, giun chỉ ở chó mèo cũng dễ chuyển sang sống ký sinh ở người với chỗ ẩn nấp là: Dưới da, cơ ngực, cơ quan sinh dục ngoài, tuyến vú, bàng quang, phúc mạc, ổ mắt, mí mắt. Đã phát hiện trên 10 bệnh nhân có giun chỉ ký sinh ở mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương và ký sinh dưới da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Có thể ngủ li bì, hôn mê sâu vì ôm ấp chó mèo
PGS.TS Nguyễn Văn Đề cho hay, khi đã bị bọ chó đốt chỉ giải quyết được triệu chứng ngứa và dị ứng bằng các loại dầu xoa mà thôi, không khống chế được mầm bệnh mà chúng truyền vào người.
Theo BS Phạm Minh Tâm, Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y Hà Nội), trên cơ thể của mèo, chó thường có bọ cư trú nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Việc ôm ấp vật nuôi sẽ khiến những con bọ trên vật nuôi có thể sang người và gây bệnh. Thông thường, bọ chó mèo khiến con người bị dị ứng với những nốt sần đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp đặc biệt có thể gây bệnh sốt ngủ. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm vì nó khiến con người bị ngủ li bì dẫn tới hôn mê sâu và có thể tử vong sau đó.
Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi phát bệnh sẽ nặng hơn ở người lớn. Ngoài nhiễm giun đũa từ chó mèo, trẻ còn dễ bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter trú ngụ trong đường ruột của chó, mèo thường gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và sốt. Trẻ cũng có thể bị nhiễm nấm khi chơi chung với chó, mèo với những mảng da đỏ, có bờ gồ ghề và sáng ở trung tâm, vùng da xung quanh khô, đóng vảy.
Những người nuôi chó mèo lưu ý tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo, tắm rửa thường xuyên cho chúng. Vật nuôi bị nhiễm giun sán thường ngứa hậu môn và liếm vào hậu môn rồi liếm vào lông, thậm chí liếm vào mặt chủ nhà làm phát tán trứng và lây cho người. Bởi vậy không nên âu yếm chó mèo, hôn hít chúng vì làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn.
Các chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất là tiêm phòng bệnh cho vật nuôi trong nhà trước khi để chúng có nguy cơ bị ký sinh trùng trên cơ thể. Không nên để trẻ con, người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính tiếp xúc với thú nuôi, bởi sức đề kháng yếu rất dễ bị nhiễm các bệnh từ thú nuôi.
Theo giadinh
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam