Góc nhìn cộng đồng về bệnh tiểu đường
Thực chất, bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp (insulin có vai trò điều tiết khi lượng đường trong máu cao).
Mắc bệnh này có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu tăng cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim mạch...
Bệnh tiểu đường khá phức tạp, được chia thành ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.
1. Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì bị các yếu tố bên ngoài tấn công. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và làm tăng lượng đường trong máu.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của đái tháo đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng đái tháo đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh nếu:
- Mẹ hoặc anh chị em ruột bị đái tháo đường tuýp 1.
- Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
- Sự hiện diện của kháng thể đái tháo đường.
- Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra đái tháo đường tuýp 1 nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Một số nước Bắc Âu như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc đái tháo đường tuýp 1 khá cao.
2. Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90 - 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết bởi lẽ các triệu chứng rất âm thầm.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì đường di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, thì đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn, máu được đưa về lọc qua thận và lượng đường dư đào thải qua nước tiểu (bệnh tiểu đường).
Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
3. Các loại khác
- Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh con.
- Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, do thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác (hiếm gặp).
PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
1) Phát hiện
- Nếu thấy các triệu chứng: ăn nhiều nhanh đói, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, gầy nhiều, sụt cân, mệt mỏi thì phải đặt ngay câu hỏi: Liệu mình có bị mắc bệnh tiểu đường hay không? Đừng để đến mức độ đái ra ngoài thấy ruồi bâu kiến đỗ là khi đó bệnh đã quá nặng rồi.
- Cần đi khám bệnh và làm xét nghiệm đường máu ngay nếu phát hiện thấy các triệu chứng trên.
- Cần khám sức khỏe, làm xét nghiệm đường huyết định kỳ 6 tháng/1 lần để theo dõi và phát hiện bệnh tiểu đường.
- Nghe tư vấn bác sĩ và tiếp cận tìm hiểu các thông tin, kiến thức về bệnh tiểu đường.
2) Phòng bệnh
- Ăn uống điều độ đủ các thành phần thức ăn như: chất bột, chất béo, chất thịt, đừng ăn quá nhiều, quá no và đừng ăn mặn, kể cả mặn mắm muối, đậm mì chính, quá ngọt đường, quá chua cay... Tăng cường ăn rau, củ, quả, ăn loại có nhiều chất xơ, dễ tiêu; nên nấu các món ăn chín kỹ, chín nhừ hơn thì sẽ tốt cho sức khỏe.
- Tập luyện đều và tập hàng ngày: Tùy theo tuổi tác, tùy giới tính, tùy sức, tùy điều kiện mà mỗi người tự tìm cho mình một loại hình tập luyện phù hợp; tập đủ, không tập quá sức. Nên tìm tới những câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh... và nghe tư vấn của hướng dẫn viên sẽ bảo đảm tập đúng và phù hợp, tốt cho sức khỏe của bạn.
- Tự giải tỏa và hóa giải các sang chấn về tâm lý, tinh thần trong mọi môi trường sống như gia đình, ngoài xã hội và nơi làm việc...
- Ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/24 giờ, đừng thức quá khuya.
- Day huyệt Địa cơ hàng ngày, mỗi ngày day 2 lần, sáng day bấm huyệt sau khi tỉnh giấc, tối day bấm huyệt trước khi ngủ, mỗi lần day
bấm từ 3 - 5 phút, day bấm huyệt này ở cả hai bên chân. Day chậm, day chìm, day sâu, day đủ lực, thấy tức và đau vừa phải chịu được.
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường mà day bấm thường xuyên huyệt Địa cơ thì nó hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị và hạn chế biến chứng.
Nếu không bị bệnh tiểu đường mà day bấm thường xuyên thì nó phòng bệnh tiểu đường vô cùng hữu hiệu.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Cộng đồng doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu xuân mới
- Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND tỉnh
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025
- Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
- Thành phố Thái Bình: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ
- Ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp
- Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ
- Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương