Phấn đấu đến ngày 15/12/2021 hoàn thành tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên
Video: 101221-_PHAT_BIEU_THU_TUONG_CHINH_TUYEN_PHONG_C
Số ca mắc trong cộng đồng tăng ở nhiều tỉnh, thành phố
Tính từ ngày 3 – 9/12, cả nước đã ghi nhận hơn 100.250 ca mắc mới. So với tuần trước, số ca mắc cộng đồng tăng thêm 10%, số tử vong tăng 24,3%, số ca khỏi bệnh tăng 66,5% và số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2%. Một số tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 tăng cao so với tuần trước là: Bến Tre, Hà Nội, Cần Thơ, Cà Mau… Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc song số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Dịch bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, có nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới, dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Tình hình dịch bệnh trên cả nước vẫn đang được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi
Tại cuộc họp, các ngành, địa phương đã tập trung thảo luận về tình hình dịch bệnh; kinh nghiệm, bài học trong thực hiện Nghị quyết số 128; việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin; công tác tuyên truyền; ý thức người dân trong phòng, chống dịch; việc khôi phục sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế; học sinh đi học trở lại…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhấn mạnh, sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết số 128, các biện pháp phòng, chống dịch đã từng bước hoàn thiện. Tình hình dịch bệnh trên cả nước vẫn đang được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi, các trường học dần mở cửa trở lại. Tuy nhiên, số ca mắc mới, ca chuyển nặng, ca tử vong những ngày gần đây diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân như: có lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tự mãn với kết quả đã đạt được; đa số ca chuyển nặng, tử vong chưa được tiêm vắc-xin, có bệnh nền; chưa nâng cao được năng lực y tế dự phòng, cơ sở...
Tiếp tục kiểm soát, hạn chế tối đa số ca mắc, ca chuyển nặng và tử vong
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tập trung thực hiện tốt các mục tiêu đó là: Tiếp tục kiểm soát, hạn chế tối đa số ca mắc, ca chuyển nặng và tử vong; phấn đấu đến ngày 15/12, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất ngày 31/12; khẩn trương tiêm mũi 3 cho tất cả các trường hợp cần thiết; phấn đấu ngay trong quý I năm 2022, hoàn thành tiêm 2 mũi vắc-xin cho trẻ em từ 12 – 18 tuổi. Đối với trẻ từ 5 – 12 tuổi, khi được các cấp có thầm quyền đồng ý, Bộ Y tế tham khảo ý kiến của chuyên gia quốc tế, kinh nghiệm các nước, nếu được sẽ triển khai tiêm trong quý I/2022.
Các đại biểu dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu Thái bình.
Không lơ là, mất cảnh giác; không hốt hoảng, mất bình tĩnh; nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương không lơ là, mất cảnh giác, không hốt hoảng, mất bình tĩnh trong phòng, chống dịch; tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện Nghị quyết số 128 cho sát với thực tế, kiên trì nhất quán trong thực hiện trên toàn quốc. Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch vắc-xin để đạt được mục tiêu đề ra. Không để thiếu vắc-xin, địa phương nào thiếu vắc-xin, nhân lực tiêm phải đề xuất ngay để có sự điều phối kịp thời. Bên cạnh đó, các địa phương phải báo cáo về nhu cầu thuốc điều trị. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đáp ứng ngay thuốc chữa bệnh bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan. Đẩy mạnh hơn nữa chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19 trong nước. Các địa phương cân đối nguồn lực y tế dự phòng, y tế cơ sở; đồng thời rà soát việc thực hiện an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chăm sóc y tế khi cần thiết. Song song với công tác phòng, chống dịch, phải bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị phải từng bước khôi phục đường bay quốc tế an toàn, có lộ trình, bước đi phù hợp. Các địa phương cùng với doanh nghiệp, người lao động tổ chức đối thoại tìm giải pháp để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh.
Hoàng Lanh – Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương