68% bệnh nhân tồn tại triệu chứng hậu COVID-19 từ 2 đến 5 tháng
Nghiên cứu do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam chủ trì khảo sát trên 17.000 người dân tham gia chương trình khám bệnh chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 trong Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng trong tháng 5/2022, nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng.
Nghiên cứu đánh giá cắt ngang trên đối tượng là người dân tư nguyện đăng ký và đến khám hậu COVID-19 tại chương trình, đối tượng đến khám bao gồm: Toàn bộ người dân đã từng mắc COVID-19 có những triệu chứng hậu COVID-19 như Bộ Y tế liệt kê, kéo dài hơn 4 tuần; Ưu tiên đối tượng gia đình chính sách, trẻ em dưới 15 tuổi và người có bệnh lý nền.
Tổng cộng 17.093 người dân đã tham gia khảo sát, trong đó tập trung vào khối đối tượng lao động trẻ, độ tuổi từ 16 - 35, được 13.313 phản hồi, chiếm 77,89%. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng chia số liệu trong nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền (ung thư, tiểu đường, tim mạch, viêm phổi mạn tính) để đánh giá riêng, tiến hành phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa các đặc điểm với tình trạng bệnh nhân còn triệu chứng hậu COVID-19 sau 6 tháng.
Kết quả cho thấy: Đa phần bệnh nhân còn tồn tại triệu chứng hậu COVID-19 từ 2 - 5 tháng (khoảng 68%), tuy nhiên có đến 17,4% bệnh nhân có triệu chứng hậu COVID-19 nhiều hơn 5 tháng và khoảng gần 5% bệnh nhân vẫn còn những triệu chứng này sau 10 tháng kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Bệnh nhân thường có từ 2 - 3 triệu chứng điển hình liên quan đến hậu COVID-19 trong số 203 triệu chứng mà Bộ Y tế đã xác định, chủ yếu tập trung ở nhóm bệnh lý liên quan đến tâm thần như (chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, mất ngủ…) và nhóm bệnh lý về hô hấp (ho, khó thở).
Nghiên cứu chỉ ra mức độ và thời gian bị triệu chứng COVID-19 kéo dài không liên quan đến thời gian bị nhiễm COVID-19 (chỉ 2% dương tính với SARS-CoV-2 nhiều hơn 14 ngày) hay mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm COVID-19 (có triệu chứng nặng và nhập viện khi bị nhiễm COVID-19 dưới 10%), so với 1 số nghiên cứu trước đó cho rằng có mối liên quan giữa thời gian bị nhiễm kéo dài và mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm COVID-19 với các triệu chứng hậu COVID-19.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới về khả năng bị COVID-19 kéo dài (nữ 64,63% - nam 35,37%), điều này cũng được nêu tại nhiều nghiên cứu trước đó.
Thông qua số đo chiều cao và cân nặng của bệnh nhân, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số BMI để phân loại và ghi nhân 28,74% bệnh nhân thiếu cân và 8,71% bệnh nhân bị béo phì, cho thấy dinh dưỡng không đầy đủ hoặc béo phì cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh có nhiều khả năng bị kéo dài triệu chứng COVID-19.
70,80% bệnh nhân có ý thức tự rèn luyện sức khỏe (tập thể dục, tập thở) sau khi bị nhiễm COVID-19.
Nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng chăm sóc sức khỏe của người dân dịch chuyển dần theo hướng số hóa. Có đến 33% người bệnh có xu hướng chọn theo dõi thường xuyên và chăm sóc sức khỏe qua App điện thoại, gần bằng với tỉ lệ người dân lựa chọn biện pháp truyền thống là đến bệnh viện khám (36.3%). Đây có thể là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành Y tế khi người dân đã sẵn sàng với các dịch vụ Y tế từ xa, giảm tải dần gánh nặng cho tuyến điều trị.
Nghiên cứu cũng chỉ ra đối với nhóm lao động trẻ, bệnh lý nền không phải yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị hội chứng COVID-19 kéo dài (chỉ 3,6% bệnh nhân có bệnh lý nền). Tuy nhiên, qua phân tích hồi quy, nghiên cứu cho thấy đối với bệnh nhân giới tính nam, có thời gian mắc COVID-19 trên 14 ngày, hút thuốc lá, uống rượu bia và không tập thể dục đều sẽ làm tăng nguy cơ kéo dài các triệu chứng hậu COVID-19.
Trong bối cảnh đất nước dần thích nghi với bình thường mới, những triệu chứng hậu COVID-19 hay COVID-19 kéo dài, đặc biệt đối với lực lượng lao động trẻ là thách thức mới của ngành Y tế cũng như của đất nước nói chung, hiện Việt Nam có gần 11 triệu người đã nhiễm COVID-19, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm đa số, để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng lao động này cũng chính là đảm bảo nguồn lực con người phát triển đất nước, đòi hỏi các ngành, các cấp đều cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ người dân phục hồi hậu COVID-19.
Đối với người dân đã nhiễm COVID-19 cần tăng cường vận động thể chất và dinh dưỡng hợp lý. Tìm hiểu thông tin qua nguồn chính thống, tránh tự sử dụng thuốc không chỉ định (đặc biệt là kháng sinh), tránh sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nam, thuốc dân tộc chưa được Bộ y tế khuyến nghị cho điều trị hoặc hỗ trợ phục hồi hậu COVID-19.
Ngoài ra, cần theo dõi thể trạng, lưu ý những hội chứng hiếm (tự miễn dịch, đau ngực kéo dài, …) nhưng cũng tránh hoang mang, tìm đến cơ sở y tế khi không cần thiết.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tây Sơn
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
- Cần nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư