Thứ 7, 27/04/2024, 20:05[GMT+7]

Cảnh giác trước nguy cơ bùng phát dịch cúm AH7N9

Thứ 6, 05/04/2013 | 09:14:04
913 lượt xem
Trước nguy cơ lây lan và bùng dịch lớn, Việt Nam đang có những biện pháp đề phòng sự xuất hiện của cúm AH7N9.

Nguy cơ bùng phát dịch lớn

Theo Tổ chức Y tế thế giới, chín bệnh nhân được phát hiện đều có biểu hiện sốt ho, gây tổn thương phổi, diễn tiến nhanh dẫn tới suy hô hấp cấp và tử vong. Hiện vẫn không có bằng chứng của việc lây lan cúm AH7N9 từ người sang người. Mọi nghiên cứu và điều trị các ca bệnh đang được nghiên cứu, khó xác định độ mạnh của vi-rút, nghiên cứu thêm về độ truyền nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: Hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây rõ ràng của chủng cúm AH7N9, cũng chưa có bằng chứng cho thấy vi-rút cúm AH7N9 sẽ lây từ người sang người, nhưng có thể thấy rằng nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. Chủng cúm AH7N9 có biến đổi dễ kết hợp với các chủng vi-rút khác thành chủng mới. Hiện cũng chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu cho loại chủng cúm này.

Điều này rất đáng lo ngại cho chúng ta hiện nay, tuy nhiên còn quá sớm để có thể kết luận độc tính vì số ca còn ít, đòi hỏi tiếp tục giám sát mới khẳng định được độc tính của vi-rút này. Lo ngại lớn nhất hiện nay của việc xuất hiện cúm H7N9 cảnh báo cho việc biến chủng vi-rút cúm ở gia cầm nói riêng, ở người nói chung. Do đó cần tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng, phối hợp nguyên nhân để phát hiện sớm, kịp thời các trường hợp cúm H7N9 ở người.

Ông Phan Trọng Lân - Cục phó Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, lịch sử y học đã từng ghi nhận trong 50 năm qua, thường xuyên xuất hiện cúm gia cầm với các chủng như AH7N1, AH7N2, AH7N3... nhưng với chủng AH7N9 thì đây là lần đầu tiên. Cúm AH5N1 bùng phát từ năm 2000 đến nay, 371 trường hợp tử vong 60% trong khí đó cúm gia cầm có AH7N9 mới phát hiện chín trường hợp thì đã có ba người tử vong. Đa số trường hợp tử vong ở người liên quan đến vi-rút cúm gia cầm là do chủng cúm độc lực mạnh. “Cúm AH7N9 là một loại vi-rút gia cầm ít phổ biến, ít có khả năng gây bệnh và không dễ dàng lây sang con người. Đặc tính chung của vi-rút cúm là biến đổi, đột biến cao, bất thường, có thể lây lan từ người sang người rất dễ gây ra đại dịch. Cúm lan truyền từ vùng này sang vùng khác, cho nên không thể trừ khả năng lây lan của cúm gia cầm AH7N9 từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Hiện đường lây truyền của cúm AH7N9 chưa rõ. Tuy nhiên, cúm gia cầm nói chung thì việc lây truyền chủ yếu từ gia cầm sang người. Cơ chế lây truyền là từ nước giải, phân, của gia cầm ra môi trường, từ môi trường sang người. Đặc biệt là lây lan qua hoạt động giết mổ, làm thịt gia cầm.

Cảnh giác phòng chống cúm AH7N9

Ông Nguyễn Văn Bình cho biết: Bộ Y tế Việt Nam đặc biệt chú trọng khâu kiểm tra y tế với hành khách nhập cảnh có biểu hiện sốt cao ở các cửa khẩu. Đồng thời sẽ tăng cường lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, phát hiện sớm các ca bệnh có nghi ngờ cúm.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do vi-rút tại các cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời lấy mẫu gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân, xử lý triệt để khi có dịch xảy ra.

Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

Bộ Y tế đề nghị, các Viện Vệ sinh dịch tễ /Pasteur ngoài việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chủ động giám sát dịch bệnh, đồng thời có kế hoạch chuẩn bị các phương tiện, hóa chất xét nghiệm để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm AH7N9.

Tuy nhiên, BS Nguyễn Hồng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đánh giá, các chủng vi-rút cúm mới có thể xuất hiện, hiện khó khăn chẩn đoán lâm sàng do không có sự khác biệt giữa nhiều loại cúm. Vì vậy cần phải có sự trao đổi để xác định yếu tố dịch tễ để phát hiện, trong đó có thể liên quan đến gia cầm và người từ vùng dịch để hạn chế tác hại.

Ông Nguyễn Trần Hiển cũng khuyến cáo, phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên mở cửa thông thoáng phòng, tăng cường nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh cúm, khi mắc bệnh cúm nên đeo khẩu trang. Những trường hợp sốt, ho, khó thở không rõ nguyên nhân nên bệnh viện để kiểm tra.

Ông Phan Trọng Lân cho rằng, Việt Nam cần siết chặt khâu vận chuyển gia cầm lậu không rõ nguồn gốc. Bởi vì chính việc vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc mà do độc tính mạnh của vi-rút cúm lây lan từ người sang người, sẽ rất nguy hiểm. Do vậy ông Lân khuyến cáo cộng đồng không nên sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện gia cầm chết bất thường cần báo cáo với cơ quan chức năng.

Theo nhandan

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày