Làm sao để tránh bị sẹo khi mắc thủy đậu?
Bệnh ở người lớn nặng hơn trẻ nhỏ
Nhiều người cho rằng, chỉ có trẻ em mới mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, thực tế là người lớn vẫn có thể bị thủy đậu - điều thường xảy ra ở những người chưa từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung (khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, năm nay, tỷ lệ người lớn mắc thủy đậu tăng lên, mô hình bệnh tật thay đổi so với trước. Mọi năm, chỉ lác đác bệnh nhân thủy đậu vào nhập viện, tuy nhiên, sau dịch Covid-19, số người mắc thủy đậu cao hơn trước.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2 - 6 hằng năm. Đó là bệnh lây nhiễm, khá lành tính, tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách hoặc người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì có thể gặp các biến chứng đáng lo ngại.
Các chuyên gia y tế cho biết, ở người lớn, bệnh thường dễ gây biến chứng hơn so với trẻ nhỏ - thường gặp nhất là chứng nhiễm trùng da. Điều này xảy ra do tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, bệnh nhân thường xuyên gãi và làm vỡ các nốt phỏng. Khi đó, các nốt này sẽ lan ra nhiều vùng da lành khác, gây ra nhiễm trùng, lở loét hoặc mưng mủ. Cùng với đó, nhiễm trùng da có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu.
Không chỉ vậy, ở một số người, thủy đậu còn có thể dẫn tới viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản..., thậm chí viêm thận cấp.
Một số khác gây ra biến chứng liên quan đến não bộ, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu cũng rất nguy hiểm, bởi biến chứng của bệnh có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Virus Varicella zoster gây bệnh thủy đậu.
Cần làm gì để tránh để lại sẹo?
Ngoài những biến chứng nguy hiểm, nhiều trường hợp mắc thủy đậu gặp những vấn đề nghiêm trọng về da. Thông thường, các nốt thủy đậu bị vỡ dễ để lại vết thâm. Hiện tượng thâm da do tăng sắc tố sau viêm và do nhiễm khuẩn ở các nốt thủy đậu.
Với trẻ dưới 15 tuổi, quá trình tái tạo da rất tốt, do đó, hiếm khi để lại sẹo thủy đậu, ngay cả khi mụn nước bị vỡ, vết thâm cũng có thể dễ dàng hết sau vài tháng mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, với người trên 15 tuổi, quá trình tái tạo da diễn ra lâu hơn, các mụn nước nếu không được bảo vệ đúng cách thì rất dễ bị bội nhiễm và hình thành sẹo. Khi da bị tổn thương sâu, các mô và tế bào trên da sẽ không khớp với mô cũ, dẫn tới xuất hiện các vết sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm...
Đáng lo ngại, sẹo do bệnh thủy đậu gây nên có thể tồn tại lâu dài trên da mặt nếu không được điều trị đúng cách, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt, khiến người bị bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti.
Nguyên tắc điều trị thủy đậu là vệ sinh da sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy trên da, từ đó hạn chế hoạt động gãi của bệnh nhân làm lây lan thủy đậu đến các vùng da khác. Ban đầu, mụn thủy đậu chứa đầy dịch, sau thì những nốt này sẽ dần hồi phục và khô lại.
Đối với nốt thủy đậu bị vỡ, lời khuyên của bác sĩ là người bệnh sử dụng các loại thuốc sát trùng nhẹ để thoa. Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể tùy theo bệnh nhân, không tự ý mua thuốc uống hoặc thoa để điều trị tại nhà. Ở giai đoạn này, tuyệt đối không áp dụng các phương pháp điều trị sẹo khi tổn thương da chưa lành hẳn, chỉ điều trị sẹo thủy đậu khi các vết thương đã lên da non.
Người bị bệnh thủy đậu sau khi khỏi cần tránh ánh nắng trực tiếp bằng cách sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng, mũ rộng vành và giữ gìn vệ sinh thân thể để thủy đậu không để lại sẹo.
Trong trường hợp có nhiều nốt phỏng bị vỡ hoặc các nốt này có dấu hiệu bất thường, cần phải tìm đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời, phòng ngừa tình trạng mất nước, bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng 11.10.2024 | 16:11 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng