Thái Bình: Xây dựng và phát triển nền Đông y
Toàn tỉnh hiện có 15 khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa; 233/260 trạm y tế có bộ phận khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Việc nuôi trồng, phát triển nguồn dược liệu được chú trọng với 238/260 trạm y tế xã có vườn thuốc mẫu (đạt 91,54%), 100% đạt tiêu chuẩn vườn thuốc nam mẫu của Bộ Y tế. Phát triển được một số vùng nuôi trồng, chế biến dược liệu theo hướng công nghiệp. Hoạt động nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng 50 bài thuốc, cây thuốc, phương pháp chữa bệnh; phổ biến cây thuốc, bài thuốc nam được quan tâm ứng dụng. Công tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và tập thể thành lập các cơ sở khám chữa bệnh Đông - Tây y kết hợp được đẩy mạnh với 87 phòng chẩn trị và 28 phòng khám y học cổ truyền; 80% lương y mở phòng khám tại nhà phục vụ nhân dân, tiêu biểu như lương y Đào Viết Thoàn (Quỳnh Phụ), cố lương y Phạm Nhất Định (Vũ Thư)...
Những năm qua, Hội Đông y tỉnh đã làm tốt việc củng cố tổ chức, phát triển hội viên với tổ chức hội thành lập ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; 890 hội viên sinh hoạt tại tổ chức hội các cấp, có sự kết hợp chặt chẽ với ngành y tế trong các hoạt động chuyên môn, hành nghề y dược cổ truyền. Hàng năm, Hội phối hợp với ngành y tế tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế, hội viên.
Có được những kết quả trên, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã xác định được tầm quan trọng về vị trí, vai trò của y học cổ truyền trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tập trung vào các giải pháp, chính sách về Đông y; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hội Đông y các cấp; xây dựng đội ngũ lương y cả về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; hệ thống đài truyền thanh cơ sở; các hội nghị, các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, nói chuyện chuyên đề; thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở... tuyên truyền nội dung chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Nội dung công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân còn được đưa vào bản tin Thông báo nội bộ và Tài liệu thông tin tham khảo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đặc biệt, từ năm 2016, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức y học, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; chuyên mục “Khoa giáo và đời sống” được đăng, phát trên Đài PTTH tỉnh và Báo Thái Bình hàng tuần.
Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền cũng như xây dựng và phát triển nền Đông y của tỉnh trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư và Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển y dược cổ truyền và hội Đông y trong chính sách y tế, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền đông y và hội đông y trong tình hình mới. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về khám chữa bệnh bằng đông y; xử lý các đối tượng tự xưng “lương y”, “thần y” chữa bách bệnh trên mạng xã hội, quảng cáo thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc giả tràn lan, dược liệu kém chất lượng. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về y học cổ truyền. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn với tăng cường đầu tư của nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất, kinh doanh thuốc đông y và phát triển vùng dược liệu trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, phát triển mạng lưới y tế cơ sở gắn với phát triển y dược cổ truyền, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương.
Minh Thúy
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội