Gia tăng ca mắc đau mắt đỏ tại trường học
Xuất hiện rải rác chùm ca bệnh
Trường Tiểu học Thái Phương (Hưng Hà) có hơn 700 học sinh ở 23 lớp. Từ ngày 18 - 20/9, Trường ghi nhận gần 170 học sinh mắc đau mắt đỏ, trong đó riêng ngày 20/9 là 46 ca. Đến ngày 20/9, lớp ghi nhận nhiều ca mắc đau mắt đỏ nhất là lớp 5A1 với 15 ca.
Bà Lê Thị Phương, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ngay khi phát hiện các ca đau mắt đỏ, nhà trường đã thông báo cho Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện, đồng thời mời cán bộ Trung tâm Y tế huyện về tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh cho giáo viên và học sinh của trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp thông tin về tình hình dịch bệnh, tuyên truyền cách phòng bệnh tới phụ huynh qua zalo nhóm lớp. Cùng với đó, nhà trường tiến hành vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn tại các lớp học; chỉ đạo y tế trường học mua thuốc, vật tư y tế... Những trường hợp bị đau mắt đỏ nặng được cho nghỉ học. Hiện tại nhà trường chưa tổ chức ăn bán trú nên phần nào giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn đang được triển khai nhằm nhanh chóng khống chế bệnh đau mắt đỏ.
Tại xã Thái Phương, ngoài Trường Tiểu học, hiện Trường Mầm non và Trường THCS cũng đã ghi nhận các ca mắc. Tuy nhiên, không chỉ riêng xã Thái Phương, ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là các trường học số ca đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng. Nếu không chủ động phòng, chống, bệnh đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch.
Tại huyện Đông Hưng, từ ngày 10 - 20/9, toàn huyện ghi nhận gần 1.290 ca mắc đau mắt đỏ. Theo tổng hợp từ Trung tâm Y tế huyện, một số xã có số ca mắc cao là Phong Châu, Liên Hoa, Hồng Bạch, Hồng Giang...
Ông Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp, có thể gây thành dịch, nhất là thời điểm mùa hè chuyển sang thu. Hiện nay, với sự giao lưu xã hội cộng thêm thời tiết có nhiều đợt mưa nắng xen kẽ, học sinh, sinh viên các trường quay trở lại trường học... làm tăng nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ ở các tỉnh, thành phố, trong đó có Thái Bình. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Qua kết quả xét nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác nhân chính gây bệnh là do enterovirus và andenovirus. Các nhóm virus này lây qua đường hô hấp và tiếp xúc dẫn đến số ca mắc tăng nhanh. Tại Thái Bình, trong tuần qua đã xuất hiện rải rác các trường hợp đau mắt đỏ, trong đó có một số chùm ca bệnh tập trung ở trường tiểu học, mầm non. Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang tổ chức giám sát trong cộng đồng. Qua phân tích, đánh giá, chúng tôi thấy bệnh đau mắt đỏ đã bắt đầu xâm nhập, tiến triển trên địa bàn tỉnh, cần có biện pháp sớm để ngăn chặn sự lây lan.
Chủ động phòng bệnh, hạn chế lây lan
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, lây lan trong cộng đồng và có thể bùng phát thành dịch. Dù ít để lại di chứng song bệnh thường ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng. Đau mắt đỏ hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh vẫn là biện pháp tốt nhất.
Ông Nguyễn Văn Thơm cho biết thêm: Trên cơ sở đặc điểm của dịch bệnh đau mắt đỏ, chúng tôi đề nghị các địa phương, đơn vị, nhất là nhà trường từ kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 cần rà soát, củng cố lại một số biện pháp tương tự để triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ cho phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần củng cố hệ thống giám sát y tế, trong đó có cả hệ thống y tế dự phòng tại bệnh viện, trường học, doanh nghiệp; liên kết các hệ thống này cùng thống nhất, đưa ra biện pháp để phòng bệnh ngay từ cơ quan, đơn vị, cộng đồng và mỗi gia đình. Cùng với đó, các ngành, địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông, nêu rõ tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn, hướng dẫn cụ thể cách phát hiện bệnh, sử dụng thuốc sao cho hiệu quả; khuyến cáo người dân không dùng chung thuốc tra mắt, khăn mặt, cốc uống nước...; thường xuyên vệ sinh môi trường; chủ động triển khai hiệu quả biện pháp phòng dịch ở các điểm nguy cơ, nơi tập trung đông người như trường học, doanh nghiệp. Tết Trung thu sắp đến, có nhiều sự kiện, hoạt động được tổ chức với sự tham gia của nhiều trẻ em, chúng tôi khuyến cáo khi tổ chức cần bảo đảm phòng, chống dịch truyền nhiễm nói chung và bệnh đau mắt đỏ nói riêng.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo việc uống chung cốc có thể khiến bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh hơn.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng