Việt Nam sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin phòng sốt xuất huyết
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết được xếp vào 10 thách thức y tế toàn cầu, có đến 40% dân số trên thế giới sống trong vùng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết Dengue. Đây là một trong những bệnh lây lan nhanh nhất do muỗi truyền, phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Ước tính, sốt xuất huyết gây ra khoảng 20.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
Bệnh sốt xuất huyết do 4 tuýp huyết thanh của vi rút Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) gây ra, trong đó, DEN-1 và DEN-2 chiếm 90%. Người bệnh nhiễm chủng vi rút nào thì có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng vi rút đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác. Đáng lưu ý, sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai rất nguy hiểm do tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 90.000 ca mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp đã tử vong. Trong đó, Hà Nội là một trong những điểm nóng của cả nước khi số ca sốt xuất huyết liên tục tăng. Tuần đầu tháng 10 vừa qua, thành phố cũng đã ghi nhận gần 2.600 ca mắc. Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 17.974 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022); trong đó có 3 ca tử vong.
Điều đáng nói, trong đợt dịch sốt xuất huyết năm nay, thành phố Hà Nội cũng ghi nhận nhiều ca bệnh nặng. Vì vậy, các chuyên gia y tế nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của vắc xin trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, trong đó có sốt xuất huyết.
Trước đây, một số quốc gia thử nghiệm và cấp phép lưu hành với một loại vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, nhất là với vi rút Dengue tuýp 2 - tuýp vi rút gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, vừa qua, Nhật Bản đã sản xuất 1 loại vắc xin phòng bệnh và bước đầu thử nghiệm cho thấy hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 tuýp vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin này sử dụng cùng một liều, có thể chỉ định cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Để có đánh giá kỹ về tác động của vắc xin, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh, cần phải thử nghiệm trước khi áp dụng rộng rãi trên cộng đồng.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng