Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nhân Lương Thị Đà, phường Phú Khánh (thành phố Thái Bình) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt, mệt, nôn nhiều, tức ngực. Do tuổi cao, có bệnh nền lại kèm theo các triệu chứng của SXH nên sức khỏe của bệnh nhân rất yếu. Qua thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc SXH và được chuyển từ Khoa Cấp cứu sang Khoa Truyền nhiễm điều trị. Bệnh nhân Lương Thị Đà chia sẻ: Khi còn trẻ bản thân tôi đã bị mắc SXH nên tôi không nghĩ mình sẽ bị mắc lại nữa. Thế nhưng, giờ đây tuổi cao, có bệnh nền, lại mắc SXH nên rất sợ. Tôi luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, không muốn ăn uống. Các bác sĩ bảo rất may tôi được đưa đến viện kịp thời nếu không có thể xảy ra biến chứng nặng.
Qua thống kê của Khoa Truyền nhiễm, số lượng bệnh nhân mắc SXH nhập viện những tháng gần đây tăng. Nhiều bệnh nhân nhập viện đã ở tình trạng nặng. Bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: Năm nay có nhiều bệnh nhân nặng. Khi bệnh nhân nhập viện có hiện tượng cô đặc máu, tiểu cầu giảm sâu, có xuất hiện cả xuất huyết tiêu hóa, niêm mạc. SXH nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng như sốc do cô đặc máu, chảy máu do số lượng tiểu cầu giảm. Nhiều bệnh nhân sau khi cắt sốt, chủ quan nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh song thực ra đó mới là thời gian bệnh diễn biến nặng, tiểu cầu giảm, cô đặc máu mới rõ, rất dễ dẫn đến sốc. Tại Khoa Truyền nhiễm, việc điều trị được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Được sự quan tâm của ngành y tế, số thuốc dự trù điều trị tương đối đầy đủ, chỉ còn khó khăn về việc không có tiểu cầu để truyền cho người bệnh. Do đó, với những trường hợp nặng, nguy cơ chảy máu cao phải chuyển tuyến bởi các bệnh viện tuyến trên mới có tiểu cầu để truyền cho người bệnh. Hiện nay, với những bệnh nhân mắc SXH nhẹ, cơ địa khỏe mạnh, thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày có thể xuất viện, song với bệnh nhân nặng thời gian điều trị dài hơn, có thể đến 15 ngày. Những trường hợp nặng phải dùng đến các thuốc chống sốc như cao phân tử hoặc truyền máu, các chế phẩm từ máu. Cán bộ y tế phải theo sát bệnh nhân, thậm chí có thể phải xét nghiệm hàng ngày để phát hiện diễn biến nặng sớm nhất, xử lý kịp thời, không để bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, nguy cơ tử vong cao.
Những người bệnh, nhất là khi xuất hiện triệu chứng sốt thì phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời; không chủ quan nghĩ là cảm cúm, sốt thông thường để bệnh quá nặng. Hiện nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp chủ yếu, hữu hiệu nhất vẫn là phòng bệnh bằng cách tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường, thu gom vật liệu phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng, bọ gậy phát triển... Không có muỗi, bọ gậy sẽ không có SXH. Bên cạnh đó, người dân cần tránh tâm lý chủ quan rằng mùa đông lạnh, ít muỗi nên không cần nằm màn khi ngủ bởi muỗi truyền bệnh SXH vẫn lưu hành quanh năm.
Thực tế hiện nay vẫn có tình trạng người dân khi bị sốt, mệt mỏi, không biết mình mắc SXH thường tự điều trị tại nhà, gọi người đến truyền dịch. Song, theo bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Bác sĩ Tuyến cho biết: Trong điều trị SXH, việc truyền dịch phải theo quy định chứ không được tự ý truyền như những bệnh cảm cúm thông thường. Nếu những bác sĩ không đúng chuyên khoa lại truyền dịch thì lúc đó cơ thể đang hấp thu dịch sẽ bị thừa dịch, có thể dẫn đến phù dịch cấp khiến bệnh nặng hơn. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân mắc SXH nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cũng như những bệnh nhân khác, bệnh nhân SXH cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nhân viên y tế lật úp các dụng cụ chứa nước đọng phòng bệnh SXH.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng