Quý 2/2024, dự kiến trẻ em ở nước ta sẽ được uống miễn phí vaccine phòng bệnh rotavirus
Thông tin với báo chí chiều 19/12, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), cho biết, với vaccine phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus, Bộ Y tế giao cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng đưa vào từ năm 2023.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Dương Thị Hồng để triển khai một vaccine mới thì phải có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn, tập huấn trên quy mô toàn quốc. Bộ Y tế đang sửa thông tư 38 để đưa vaccine này vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Vaccine này được hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).
Theo đó, GAVI hỗ trợ 20% số vaccine, Việt Nam tự túc 80%. Vaccine phòng bệnh rotavirus sản xuất trong nước đang được Bộ Y tế, Bộ Tài chính phê duyệt giá. Giống như các vaccine khác nếu hoàn thành, Chương trình Tiêm chủng mở rộng có thể tiếp nhận được vào quý 1/2024.
Theo đó, vaccine này sẽ được triển khai trước tại 33 tỉnh, thành. Dự kiến quý 1/2024 sẽ triển khai tập huấn cho cán bộ y tế, quý 2 sẽ triển khai uống. Đến cuối năm 2024, Bộ Y tế sẽ mở rộng phạm vi triển khai để đến năm 2025 có đủ vaccine triển khai cho toàn bộ trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước.
Đây sẽ là vaccine thứ 11 được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 104 về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030. Trong đó, ngoài vaccine phòng rotavirus, năm 2025 sẽ thêm vaccine phế cầu, sau đó là vaccine HPV vào năm 2026 và vaccine cúm mùa vào năm 2030.
Một điểm mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng là triển khai rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ em nhập học mầm non, tiểu học. Trong năm 2023, hoạt động này được triển khai trên quy mô nhỏ tại 12 tỉnh, thành của 4 khu vực.
Dự kiến đến năm 2024, sẽ mở rộng phạm vi sang 30% số tỉnh thành, từ năm 2025 sẽ triển khai trên toàn quốc. Điều này giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch, chủ động phòng dịch, tiết kiệm nguồn nhân lực so với triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung đồng loạt.
Hiện nay vẫn còn lưu hành virus bại liệt hoang dại tại một số quốc gia như Afghanistan, Pakistan, Mozambique… Ngoài ra, còn có virus biến đổi di truyền nguy hiểm không khác gì virus bại liệt hoang dại, có thể để lại di chứng nhất định. Vì thế, Việt Nam cần duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ.
Theo suckhoedoisong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng