Nguyên tắc “vàng” khi sử dụng kháng sinh
Một đợt kháng sinh cũng dẫn đến kháng thuốc. Ảnh minh họa
Nhiều người có thói quen cứ bị ho, cảm lạnh hay khịt mũi là muốn dùng đến thuốc kháng sinh để nhanh khỏi. Nhưng có lẽ họ không ý thức được rằng mỗi lần sử dụng kháng sinh đặc biệt, nguy cơ kháng thuốc, tức thuốc sẽ không hiệu quả cho lần chữa trị sau sẽ gia tăng. Trước thực trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng đáng báo động, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở lại thời kỳ một nhiễm trùng nhỏ cũng có thể gây chết người. Thậm chí, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, không phải cứ dùng nhiều, mà chỉ cần một đợt kháng sinh cũng góp phần sinh ra kháng thuốc.
Giống như tất cả các sinh vật sống, vi khuẩn có thể biến đổi gene để sống sót, thích nghi với môi trường sống có nhiều thay đổi, đó là nguyên nhân cơ bản của tình trạng kháng thuốc. Hậu quả của kháng thuốc kháng sinh như chúng ta có thể hình dung, đó là nhiễm khuẩn có xu hướng kéo dài lâu hơn, dễ gây biến chứng, khả năng lây nhiễm sang người khác tăng lên.
Nguyên tắc cơ bản tránh kháng thuốc
Kháng sinh không diệt được virus. Hầu hết các bệnh cảm lạnh, cúm là do virus nên điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, uống thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm virus là vô ích và làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc.
Cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Nếu uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng thì đó là điều cần thiết. Nhưng những nhiễm trùng thông thường, như viêm tai giữa chẳng hạn mà dùng đến kháng sinh thì nên cân nhắc. Hướng dẫn điều trị của ngành y tế Australia chỉ ra rằng, viêm tai giữa nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh thuộc dạng tự khỏi nên khoảng 60% trẻ bị bệnh thường hết đau trong vòng 24 tiếng mà không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt, buồn nôn hoặc biểu hiện có nhiễm trùng thứ cấp thì cần phải dùng kháng sinh.
Nên tư vấn kỹ. Nếu đơn thuốc kê kháng sinh, là người bệnh bạn nên được giải đáp cặn kẽ rằng, tại sao cần phải uống thuốc kháng sinh loại đó, tác dụng phụ thế nào, kết hợp giải pháp nào để hồi phục nhanh hơn.
Thực hiện đúng hướng dẫn. Để thuốc đạt hiệu quả cao nhất và tránh kháng thuốc, quan trọng nhất là thực hiện đúng quy định như liều lượng, thời gian, cách dùng.
Theo ANTĐ
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả