Báo động trẻ thừa cân, béo phì ở thành thị
Ảnh minh họa
TS. Bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện Nghiên cứu Y-xã hội học cho biết, hiện, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 16,2% với hơn 1.2 triệu trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 29,3% với hơn 2,2 triệu trẻ và tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4% (khoảng 300.000 trẻ).
Riêng tại các đô thị lớn ở Việt Nam, tình trạng thừa béo phì của trẻ em ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Điển hình như tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân béo phì là 9,6%, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu (khoảng 6,9%), còn tại vùng trung tâm Thành phố là 12,2%.
Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cùng với những thay đổi về kinh tế-xã hội, đặc biệt là do tăng trưởng kinh tế rõ rệt đã dẫn đến những thay đổi vế lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam, nhất là ở các vùng đô thị.
Cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em đã thay đổi cả về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Điều đó, một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ, nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…
PGS. Lê Bạch Mai cũng cho biết, khẩu phần của trẻ em ở đô thị tại Việt Nam chưa đảm bảo đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng (vitamin A, Fe). Bên cạnh đó, khẩu phần của trẻ ở thành phố có xu hướng tiêu thụ giảm lương thực, tăng thức ăn động vật, chất béo và đường ngọt cao hơn so với khẩu phần chung.
Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Y–xã hội học, trong nuôi dưỡng trẻ, chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ, tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và quan tâm đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác còn rất thấp (0.5-3%). Hầu hết (90%) bà mẹ quyết định mua sản phẩm dựa trên các thông tin quảng cáo.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có tới 15% bà mẹ không biết con mình thừa cân và 30% bà mẹ có con thừa cân vẫn muốn con mình tiếp tục tăng cân để có lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm.
Theo chinhphu
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam