Bệnh nhân chạy thận nhân tạo ngày càng trẻ hóa
Video: 211124-PS_-_BENH_NHAN_CHAY_THAN.mp4?_t=1732162190
Sinh năm 1997 nhưng hơn 1 năm qua, chị Trần Thị Thu, xã Bình Định (Kiến Xương) đã phải chạy thận nhân tạo. Đều đặn cứ 3 lần/ tuần vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chị Thu lại đến bệnh viện để chạy thận nhân tạo. Chị chia sẻ: Ở nhà tôi có triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, mất ngủ... Công việc thì thường xuyên phải làm đêm, thức khuya. Tôi không nghĩ mình bị suy thận nhưng khi đi khám thì phát hiện bị viêm cầu thận mạn tính, điều trị được một thời gian thì biến chứng thành suy thận giai đoạn cuối. Bị suy thận phải chạy thận thường xuyên, tôi không thể đi làm, cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu được quay lại thời chưa bị bệnh, tôi sẽ thay đổi chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tránh xa thức ăn nhanh, đồ uống có ga...
Bệnh viện Đa khoa Kiến Xương có 40 bệnh nhân đang chạy thận, trong đó số bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi chiếm khoảng 23%. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng rượu, bia, chất kích thích; thói quen sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh không hợp lý; sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc; một số bệnh nhân có bệnh tự miễn từ trước, các bệnh chuyển hóa tiểu đường gây ra... Khi đã suy thận bệnh nhân phải chạy thận, phụ thuộc hoàn toàn vào lọc máu chu kỳ.
Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải hiện có 36 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, trong đó tỷ lệ bệnh nhân trẻ chiếm khoảng 40%. Bệnh nhân trẻ nhất sinh năm 1999 và đã chạy thận được 5 năm. Bác sĩ Phạm Văn Công, Khoa Hồi sức cấp cứu - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải chia sẻ: Bệnh nhân mắc bệnh thận thường có các triệu chứng như phù mặt, phù chân, tay, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sưng phù ở 2 mi mắt, đi tiểu đục, ra máu, tiểu nhiều về đêm... Nếu bệnh nhân không đi khám, không phát hiện kịp thời ra bệnh sẽ dẫn đến suy thận mạn tính. Khi đã suy thận mà điều trị không triệt để sẽ gây ra suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Suy thận ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh, sức khỏe yếu không có công việc, thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình cộng thêm gánh nặng bệnh tật khi phải điều trị suốt đời khiến nhiều người bị ảnh hưởng về tâm lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối còn bị ảnh hưởng về sức khỏe, thường gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, có thể biến chứng tim mạch khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Do đó, ngoài chạy thận, một số bệnh nhân còn phải nằm viện để điều trị các bệnh tim mạch, bệnh lý về phổi, tăng kali máu, rối loạn lipid máu...
Bệnh nhân Lê Thanh Bình, 30 tuổi, xã Nam Phú (Tiền Hải) chia sẻ: Tôi bị suy thận hơn 1 năm. Thói quen ở nhà tôi hay uống nước ngọt, ăn đồ ăn nhanh. Tôi không biết đó là những nguyên nhân khiến mình bị suy thận. Bị suy thận tôi hay mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Khi bị ốm không làm được những công việc chân tay mà chỉ làm được những việc nội trợ trong gia đình nên rất gò bó.
Tình trạng người bệnh suy thận mạn tính đang ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc máu tiếp tục có xu hướng tăng là gánh nặng với gia đình người bệnh và là thách thức đối với ngành y tế. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo tới mọi người, nhất là những bạn trẻ có lối sống thiếu lành mạnh. Bác sĩ Bùi Văn Hưng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Kiến Xương khuyến cáo: Suy thận đang có xu hướng trẻ hóa và người bệnh có tâm lý chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Để phòng bệnh, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh thận nói riêng, bệnh tật nói chung. Khi có dấu hiệu nghi ngờ như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, phù... nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Với bệnh nhân đã bị suy thận cần tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn điều trị, chế độ ăn uống của các bác sĩ, không tự ý uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các loại thuốc trôi nổi trên mạng, không tự ý bỏ thuốc khiến bệnh thêm nặng.
Tỷ lệ bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi chiếm khoảng 23% tổng số bệnh nhân đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng 11.10.2024 | 16:11 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất