Bổ sung vitamin A vì sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
Ảnh minh họa.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, toàn cầu có khoảng 190 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu vitamin A, chủ yếu tại các nước Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara. Tại Việt Nam, báo cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2020 cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ 6-59 tháng tuổi là 9,5%, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở mức độ nhẹ, tỷ lệ này còn cao ở các vùng miền núi phía Bắc (13,8%) và Tây Nguyên (11,0%).
Hậu quả của thiếu vitamin A
- Suy giảm thị lực: Là nguyên nhân chính gây mù lòa có thể phòng ngừa ở trẻ em. Các triệu chứng ban đầu như quáng gà và khô mắt nếu không được điều trị có thể tiến triển thành loét giác mạc và mù lòa vĩnh viễn.
- Suy giảm miễn dịch: Trẻ thiếu vitamin A dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, sởi và nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng nguy cơ tử vong.
- Ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển: Làm chậm sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Nguy cơ biến chứng sản khoa: Thiếu vitamin A ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến thai nhi chậm phát triển, sẩy thai, hoặc tử vong mẹ do các biến chứng sản khoa.
Nguyên nhân của thiếu vitamin A
- Chế độ ăn nghèo vitamin A: Không cung cấp đủ thực phẩm giàu vitamin A hoặc tiền chất (carotenoid), đặc biệt ở trẻ không được bú mẹ hoặc bú không đúng cách.
- Hấp thu kém vitamin A: Do chế độ ăn thiếu dầu mỡ hoặc mắc các bệnh làm giảm khả năng hấp thu như tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng nặng.
- Tăng nhu cầu cơ thể: Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều vitamin A hơn để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển.
Biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vitamin A
Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm. Khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu vitamin A như gan, trứng, cá, rau xanh đậm (rau ngót, rau đay), và rau quả màu cam, đỏ (bí đỏ, cà rốt, cà chua).
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hằng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu vitamin A và các vitamin tan trong chất béo.
Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A một năm 2 lần theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề
- Biểu dương 25 tập thể, 13 cá nhân điển hình tiên tiến khu vực kinh tế tập thể
- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm
- Quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2025
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
- Khởi công dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong